backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Ớn lạnh khi mang thai: Mẹ bầu cần chú ý những gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 13/03/2024

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

    Ớn lạnh khi mang thai: Mẹ bầu cần chú ý những gì?

    Suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu đôi khi tự dưng lại có cảm giác ớn lạnh, rùng mình một cách đột ngột trong khi nhiệt độ môi trường xung quanh hoàn toàn bình thường. Vậy liệu rằng tình trạng ớn lạnh khi mang thai này có phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì bất thường đang xảy ra hay chăng?

    Thực tế thì có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy ớn lạnh khi mang thai, thậm chí có mẹ hay bị nổi da gà, lạnh bủn rủn người khi mang thai 3 tháng đầu. Đây cũng được xem là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Tuy vậy, tình trạng này cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu không ngủ được sâu giấc hay thậm chí còn khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Do đó, bằng cách hiểu rõ hơn về những yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ này, bạn có thể sẽ cảm thấy an tâm và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

    Bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ giúp bạn đi tìm nguồn cơn của tình trạng này với bác sĩ Tạ Trung Kiên. Qua đó, cung cấp cho bạn những mẹo hay để hiện tượng ớn lạnh khi mang thai sẽ không làm phiền bạn. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

    Tình trạng ớn lạnh khi mang thai là gì?

    Khi bị ớn lạnh, mẹ bầu sẽ cảm thấy các bộ phận trong cơ thể mình bị lạnh, tay chân bủn rủn hay bị nổi da gà trong khi bản thân vẫn đang được giữ ấm hoặc nhiệt độ bên ngoài vẫn ở mức bình thường.

    Tình trạng này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất do sự thay đổi hormone của cơ thể. Nhiều người còn nhận thấy cơn ớn lạnh hay cảm giác bị lạnh rủn người khi mang thai 3 tháng đầu cũng có nhiều nét tương đồng với hiện tượng ốm nghén. Đây là triệu chứng thai kỳ xuất hiện và kéo dài trong 3 tháng đầu tiên, rồi sau đó giảm dần và biến mất trong những tháng tiếp theo.

    Những cơn ớn lạnh khi mang thai cũng làm mẹ bầu mệt mỏi, cơ thể yếu hơn, kém ăn uống và ngủ không sâu giấc.

    Những lý do có thể gây ra cơn ớn lạnh khi mang thai bạn cần biết

    Bà bầu bị lạnh khi mang thai tháng đầu hay bà bầu bị rét run về đêm 3 khi mang thai là do đâu? Có thể bạn từng nghe nói rằng, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể là một phần của thai kỳ nên không ít mẹ bầu thường cảm thấy người lúc nóng lúc lạnh khi mang thai. Nhưng sự thật là phụ nữ mang thai thường cảm thấy ấm hơn do quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, đồng thời nồng độ hormone tăng cao gây ra sự biến động nhiệt độ.

    Tuy vậy, điều này cũng không có nghĩa là cảm giác ớn lạnh mà mẹ bầu gặp phải khi mang thai là bất thường. Một vài lý do nhất định xảy ra có thể khiến bà bầu cảm thấy lạnh chẳng hạn như:

    1. Bà bầu bị ớn lạnh do thiếu máu

    Tình trạng thiếu máu xảy ra khi lượng sắt và hồng cầu của cơ thể ở mức quá thấp. Sắt chính là khoáng chất giữ vai trò tạo ra các tế bào máu và mang oxy đi đến các cơ quan.

    Không riêng thai phụ, trẻ ở tuổi thành niên và trẻ sơ sinh cũng dễ bị thiếu máu. Với mẹ bầu triệu chứng ớn lạnh khi mang thai là một trong những biểu hiện ban đầu của tình trạng này. Tiếp theo sau đó là những triệu chứng như: da nhợt nhạt, thở dốc, đau ngực, tim đập bất thường…

    2. Ớn lạnh khi mang thai là do ốm nghén

    Ốm nghén do ớn lạnh khi mang thai

    Hiện tượng ớn lạnh khi mang thai hay tình trạng bị lạnh khi mang thai tháng đầu cũng có thể xuất phát từ những cơn ốm nghén. Đây cũng là một trong những lý do vì sao mà bà bầu luôn cảm thấy lạnh bất kể ngày đêm, bất kể thời tiết. 

    Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu không tiêu thụ đủ lượng thực phẩm, cơ thể không có thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến cho cơ thể bạn phải “vật lộn” nhiều hơn để giữ ấm.

    3. Nhiễm trùng

    Có bầu bị lạnh run người là do đâu? Có thể ngay cả tình trạng nhiễm trùng đơn giản nhất cũng có thể sẽ khiến bạn cảm thấy ớn lạnh khi mang thai. Một số tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở mẹ bầu có thể kể đến như:

    • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Tỷ lệ mắc bệnh này rơi vào khoảng 10% ở phụ nữ mang thai. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Nếu được phát hiện và sớm điều trị bằng kháng sinh thì sẽ nhanh khỏi.
    • Nhiễm trùng hô hấp trên: Đường hô hấp trên gồm các xoang, mũi, họng và thanh quản. Khi mắc phải tình trạng này, mẹ bầu sẽ có triệu chứng như chảy mũi, đau họng, ho.
    • Nhiễm trùng ối: Trường hợp phát hiện mẹ bầu có dấu hiệu như sốt cao khi mang thai, đổ mồ hôi nhiều, tim nhanh, dịch âm đạo tiết nhiều, các cơn co thắt tử cung và trước đó có những lần âm đạo ra nước loãng… thì mẹ bầu có nguy cơ đã bị rỉ ối và gây nhiễm trùng ối.
    • Nhiễm virus hệ tiêu hóa: Bà bầu nhiễm virus hệ tiêu hóa sẽ rất dễ bị tiêu chảy và nôn ói. Nếu không xử lý và kịp thời bù nước thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

    4. Nhiệt độ cơ thể tăng cao

    Nhiệt độ tăng cao

    Vì sao bà bầu bị rét run về đêm? Vào thời điểm bắt đầu mang thai, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ ở mức cao trong vài tuần. Nhiệt độ cao này có thể khiến bạn phản ứng với môi trường xung quanh vì lúc này cơ thể bạn sẽ bị đánh lừa rằng nhiệt độ của môi trường thấp và gây cảm giác lạnh.

    Sự thay đổi cơ thể này có thể khiến bà bầu gặp phải cảm giác ớn lạnh nổi da gà trong một khoảng thời gian đáng kể. Những cơn ớn lạnh mà bạn gặp phải tương tự với những trải nghiệm khi bị cảm cúm.

    Làm thế nào để đối phó với những cơn ớn lạnh khi mang thai?

    Massage tay chân

    Bà bầu hay bị lạnh người hay bà bầu bị rét run về đêm phải làm sao? Với trường hợp ớn lạnh khi mang thai là nguyên nhân sinh lý bình thường, bạn có thể thử:

    • Mặc nhiều quần áo: Nên giữ ấm, mặc đồ lót 100% cotton và không nên đứng vị trí đầu gió hay ngay luồng thổi của quạt, máy điều hòa.
    • Nghỉ ngơi và thư giãn: Cần đảm bảo ngủ đủ giấc, không để rơi vào tình trạng quá căng thẳng.
    • Bổ sung sắt đầy đủ: Khoáng chất sắt có tác dụng chống lạnh rõ rệt nhưng hầu như mọi người đều không đảm bảo nhu cầu cơ bản. Mẹ bầu có thể ăn những loại thịt như dê, bò, lòng đỏ trứng và có thể dùng viên uống bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ.
    • Nên vận động nhẹ nhàng: Bạn nên đi bộ, tập yoga, massage bàn tay và bàn chân sau khi bạn cảm thấy lạnh để làm tăng thân nhiệt. Có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm như chăn điện nếu bạn gặp phải cơn ớn lạnh khi mang thai về đêm.
    • Theo dõi những gì bạn ăn: Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều hoa quả tươi, ăn các loại hạt và quả hạch.
    • Ăn nhiều thực phẩm có nhiều vitamin A: Vì dưỡng chất này giúp tăng cường khả năng chịu lạnh.
    • Nên hạn chế những thực phẩm có nhiều i ốt: Việc cơ thể hấp thu quá nhiều i ốt sẽ làm cho chức năng của tuyến giảm suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến ớn lạnh.

    Trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ nói chung, các mẹ bầu cũng có thể cân nhắc dùng thêm sữa bầu để đảm bảo dinh dưỡng tối đa cho cả mẹ và bé. Đồng thời, mẹ cũng có thể dùng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác để có một thai kỳ dễ chịu. Sau đây là một số sản phẩm sữa bầu, kem ngừa rạn da… uy tín mẹ có thể tham khảo để lựa chọn:

    Bà bầu bị ớn lạnh hay sốt ớn lạnh khi mang thai là một tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng ớn lạnh là do bệnh lý, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để có sự chẩn đoán và điều trị chính xác nhất nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 13/03/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo