Nhiều mẹ bầu thường than phiền về tình trạng da khô bong tróc thiếu thẩm mỹ. Mặt khác, làn da khô cũng là nguyên nhân dẫn đến lão hóa sớm, nhất là khi nội tiết tố thay đổi sẽ khiến da khô căng hơn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Nhiều mẹ bầu thường than phiền về tình trạng da khô bong tróc thiếu thẩm mỹ. Mặt khác, làn da khô cũng là nguyên nhân dẫn đến lão hóa sớm, nhất là khi nội tiết tố thay đổi sẽ khiến da khô căng hơn.
Mang thai là giai đoạn mà bạn cần nhận được sự chăm sóc tốt về thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng là thời điểm cơ thể mẹ bầu xuất hiện nhiều thay đổi. Hầu hết phụ nữ mang thai đều có làn da sáng hơn trước là nhờ sự tác động của hormone thai kỳ. Sự dao động của hormone làm cho cơ thể giữ nước nhiều hơn, kết quả là da sáng lên trông thấy.
Thế nhưng, những hormone này lại là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng da khô bong tróc. Tuy không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng tình trạng này sẽ khiến mẹ bầu khó chịu cũng như thiếu tự tin khi giao tiếp. Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao bạn bị khô da khi mang thai nhé!
Sự thay đổi hormone thai kỳ có thể mang lại nhiều thay đổi cho cơ thể, một trong số đó là biểu hiện da khô bong tróc. Lý do là quá trình thay đổi nồng độ nội tiết tố sẽ khiến da mất đi tính đàn hồi và độ ẩm cần thiết, kết hợp với việc da bị kéo giãn ra để thích nghi với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Tất cả những yếu tố trên đều dẫn đến da khô, đỏ, ngứa. Trong một vài trường hợp, da cũng xuất hiện những mảng bong tróc. Những dấu hiệu trên hoàn toàn bình thường và có thể được điều trị một cách dễ dàng. Do vậy, bạn không cần phải quá lo lắng. Nếu những biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay để có biện pháp giải quyết hiệu quả.
Thông thường, mẹ bầu gặp vấn đề khô da ở tháng đầu mang thai hoặc trong tam cá nguyệt đầu tiên. Ở một vài đối tượng, chứng khô da này đôi khi có thể kéo dài đến tam cá nguyệt thứ ba. Cổ, tay, vùng da xung quanh bụng là những nơi dễ bị ảnh hưởng nhất.
Ngoài ra, nhiều mẹ khi có bầu da mặt bị khô, các khu vực da như khuỷu tay, đầu gối, gót chân cũng có thể bị khô. Một số mẹ bầu cũng cho biết có biểu hiện ngứa xuất hiện ở đùi, ngực và cánh tay.
Như đã đề cập, nguyên nhân chính của việc bà bầu bị da khô bong tróc chính là sự thay đổi nội tiết tố. Điều này khiến cho da mất đi sự đàn hồi cũng như lớp dầu tự nhiên. Tuy nhiên, không phải chỉ vấn đề hormone chịu trách nhiệm cho việc da khô mà còn rất nhiều yếu tố khác cũng góp phần dẫn đến tình trạng này. Một vài trong số đó bao gồm:
Da bị khô thường đi kèm biểu hiện ngứa. Việc gãi liên tục có thể dẫn đến những vết trầy xước trên da, thậm chí có thể bị nhiễm trùng hoặc hình thành sẹo.
Trường hợp bà bầu trước đây đã có tiền sử bệnh chàm thì khi da bị khô có thể khiến chàm tái phát. Tình trạng khô da nặng và lan rộng cần có sự can thiệp y tế.
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị ngứa toàn thân: Làm sao để giảm ngứa mà không gây hại da?
Nhiều chị em rất quan tâm đến vấn đề có bầu da khô phải làm sao? Một số biện pháp sau đây thường có hiệu quả trong vấn đề xử lý da khô:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ bầu có thể ngừa khô da bằng những cách đơn giản sau đây:
Tình trạng da khô bong tróc là điều hết sức bình thường và không gây nguy hiểm. Hầu hết mọi người đều có thể tự khỏi ngay sau khi sinh. Mong rằng những thông tin Hello Bacsi mang lại sẽ giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Minh Phú/HELLO BACSI
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!