Khi mẹ đến bệnh viện để chủng ngừa trong thai kỳ, hãy yêu cầu tiêm phòng cúm chứ không phải loại vaccine dạng xịt mũi. Vaccine phòng cúm được làm từ virus bất hoạt nên thường an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi. Ngược lại, vaccine dạng xịt mũi không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Hiện nay, các loại vaccine cúm sử dụng ở Việt Nam đa số ở dạng tiêm bắp.
Thời điểm tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào là tốt nhất?
Mẹ có thể tiêm vaccine ngừa cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ nếu trong vòng một năm trở lại đây không tiêm ngừa cúm. Tuy nhiên, việc bảo vệ mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba là ưu tiên hàng đầu vì đây là thời điểm dễ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng do cúm. Mẹ cần lưu ý thêm là sau khi chủng ngừa, có thể mất đến 2 tuần để vaccine phát huy tác dụng.
Bên cạnh đó, việc chủng ngừa cúm theo mùa cũng rất cần thiết vì virus cúm thường thay đổi hàng năm. Chẳng hạn như mẹ đã tiêm vaccine cúm vào năm ngoái nhưng năm nay mới mang thai thì vẫn nên tiêm ngừa lại.
Tiêm phòng cúm cho bà bầu có gây tác dụng phụ?

Đối với mẹ bầu, việc tiêm phòng cúm vẫn có thể gây một số tác dụng phụ như với người không mang thai. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ, bao gồm:
- Đau nhức, sưng đỏ chỗ tiêm
- Đau đầu
- Sốt
- Đau cơ
- Buồn nôn
- Mệt mỏi…
Sau khi tiêm phòng cúm cho bà bầu, các tác dụng (nếu có) thường xảy ra ngay sau khi tiêm và kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Mặc dù phản ứng dị ứng với vaccine, nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ, khá hiếm xảy ra nhưng mẹ vẫn nên thận trọng. Cách tốt nhất là bạn nên ở lại bệnh viện hoặc trung tâm tiêm phòng khoảng 15 – 30 phút để được nhân viên y tế theo dõi thêm sau tiêm. Bên cạnh đó, nếu đã từng có phản ứng dị ứng sau khi chủng ngừa hay dị ứng với trứng, mẹ nên thông báo điều này với bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!