Bệnh suy giáp trong thai kỳ
Tình trạng giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu sẽ gây ra suy giáp, khi đó, chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không phóng thích ra đủ hormone tuyến giáp. Các nguyên nhân khác bao gồm cắt tuyến giáp, xạ trị, dùng thuốc, bệnh tuyến yên. Bướu cổ, thiếu i-ốt được cho là những nguyên nhân chính gây bệnh suy giáp.
Bệnh viêm giáp Hashimoto, một loại bệnh tự miễn thường xảy ra với tuyến giáp ở phụ nữ mang thai, là một tình trạng viêm mạn tính tuyến giáp. Trong đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công tuyến giáp, làm cản trở hoạt động hormone tuyến giáp và gây viêm.
Các triệu chứng của suy giáp
Suy giáp trong thai kỳ là một tình trạng phổ biến và có thể bỏ sót nếu triệu chứng biểu hiện mờ nhạt. Thông thường các triệu chứng của suy giáp thường bị nhầm với trầm cảm.
Các triệu chứng sau đây thường được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân:
- Mặt sưng phồng lên;
- Da căng ra;
- Cực kỳ mệt mỏi;
- Mạch chậm;
- Chịu lạnh kém;
- Tăng cân;
- Đau quặn bụng;
- Khó chịu ở bụng ;
- Tập trung kém;
- Tăng nồng độ TST và giảm nồng độ T4.
Ảnh hưởng của bệnh đến mẹ bầu
Suy giáp trong thai kỳ thường làm cho phụ nữ mang thai kém năng động, buồn ngủ cả ngày. Tác động của suy giáp bao gồm:
Nếu mẹ bầu không kiểm soát bệnh có thể dẫn đến sự phát triển không đầy đủ của não bộ cũng như cả cơ thể thai nhi. Dựa vào các triệu chứng cũng như bảng đánh giá nồng độ TST và T4 trong máu mà bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh.