Thực chất, bạn có thể nhận thấy tiếng bập bẹ của trẻ dường như là vô nghĩa. Tuy nhiên, đây lại là một phần quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về mốc phát triển quan trọng nhưng thú vị trong năm đầu tiên của bé cưng qua bài viết sau nhé!
Tiếng bập bẹ của trẻ nghe như thế nào?
Bập bẹ là giai đoạn phát triển ngôn ngữ sớm trước khi bé nói được những từ có ý nghĩa. Khi bập bẹ, em bé thường phát âm các phụ âm – nguyên âm như “ma”, “da”, “ba” hoặc nguyên âm – phụ âm chẳng hạn như “um”. Sau đó, trẻ có thể kết hợp các âm này phát âm thành một chuỗi các âm thanh. Vì vậy, bạn có thể nghe bé tập nói ba ba, da da, ma ma hoặc mabaga.
Sự xuất hiện của tiếng bập bẹ đã được nghiên cứu ở các em bé trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy rằng, lúc đầu, mọi em bé đều tạo ra những âm thanh giống nhau bất kể trẻ đã nghe loại ngôn ngữ nào từ ba mẹ. Tuy nhiên, trong vòng vài tháng sau khi bập bẹ nói, trẻ phát triển hơn và quen với việc dùng miệng tạo ra âm thanh. Lúc này, tiếng bập bẹ của trẻ phản ánh rõ ràng hơn ngôn ngữ mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Trẻ có thể học các kiểu giao tiếp để có thể bắt đầu nói chuyện.
Bạn cần lưu ý thêm rằng tiếng khóc, tiếng ré, âm thanh thủ thỉ (cooing)… không phải là tiếng bập bẹ của trẻ, mặc dù đây cũng là phương thức trẻ dùng với mục đích bày tỏ cảm xúc hoặc gây sự chú ý với ba mẹ để được dỗ dành, quan tâm.
Khi nào bé bắt đầu nói bập bẹ? Bé tập nói ba ba, da da… có ý nghĩa gì không?

Trên thực tế, đối với người lớn thì tiếng bập bẹ của trẻ con dường như không thể hiểu được. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng tiếng bập bẹ đầu đời là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Sau đây là những thông tin bạn có thể quan tâm về tiếng bập bẹ khi bé tập nói ba ba, da da, ma ma…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!