Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh cố gắng thay đổi để giảm nguy cơ bị táo bón, như:
- Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn: Bị táo bón nên ăn gì? Bạn có biết việc tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ sẽ giúp làm tăng khối lượng và tốc độ di chuyển của khối phân qua đường ruột. Với cách chữa táo bón này, bạn có thể bắt đầu thay đổi từ từ bằng cách ăn thêm trái cây tươi và rau xanh mỗi ngày. Hãy lựa chọn các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt. Nhìn chung, lượng chất xơ cần tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 14 gram cho mỗi 1.000 calo. Lưu ý, không tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn lên đột ngột vì có thể gây đầy bụng, đầy hơi. Bạn chỉ cần bắt đầu thay đổi dần dần và tăng lượng chất xơ theo mục tiêu từng tuần.
- Tập thể dục đều đặn mỗi tuần: Hoạt động thể chất cũng giúp làm tăng khả năng hoạt động của các cơ trong đường tiêu hóa. Bạn nên cố gắng luyện tập thể dục vừa phải mỗi ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc luyện tập nếu bạn chưa từng tập thể dục trước đây và khi bạn có các bệnh lý tim mạch, đau xương khớp.
- Đừng cố gắng nhịn đi đại tiện: Bạn nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày. Đồng thời, bạn nên cố gắng thư giãn và giữ tinh thần thoải mái trong lúc đi tiêu, không để các yếu tố khác tác động đến.
Tìm hiểu thêm: “Bị táo bón nên ăn gì? 6 loại thực phẩm trị táo bón nhanh chóng“.

2. Thuốc nhuận tràng
Nếu bạn đang muốn biết “thuốc trị táo bón” hay “uống gì chữa táo bón?” hay nên dùng thuốc nhuận tràng nào… thì hãy theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây. Có nhiều loại thuốc có tác dụng nhuận tràng có thể giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn như:
- Các sản phẩm bổ sung chất xơ: Chúng giúp bổ sung một lượng lớn chất xơ vào khối phân để phân trở nên mềm và dễ di chuyển trong đường ruột hơn. Các chất thường được sử dụng là psyllium, canxi polycarbophil, methylcellulose.
- Thuốc tăng co bóp cơ trơn: Các thuốc này gồm có bisacodyl, sennosides có tác dụng làm cho đường ruột co bóp mạnh hơn.
- Thuốc làm tăng khả năng thẩm thấu: Các thuốc này giúp khối phân di chuyển dễ dàng qua đại tràng bằng cách tăng tiết dịch từ ruột và kích thích nhu động ruột. Nhóm này bao gồm các hoạt chất như magie hydroxit đường uống, magie citrate, lactulose, polyethylene glycol.
- Chất làm mềm phân: Các hoạt chất như natri docusate, canxi docusate trong thuốc làm mềm phân có thể giúp khối phân mềm hơn nhờ hút thêm nước từ đường ruột.
- Thuốc thụt và thuốc đạn đặt hậu môn: Các thuốc này có tác dụng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Thuốc đạn chứa glycerin hay bisacodyl cũng hỗ trợ việc đi đại tiện diễn ra dễ hơn nhờ cung cấp chất bôi trơn và tăng co bóp cơ trơn.
3. Các thuốc khác
Nếu đã sử dụng các thuốc thông thường không kê đơn không giúp bạn hết bị táo bón, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc khác, nhất là khi bạn bị hội chứng ruột kích thích.
Các thuốc kê đơn có thể được sử dụng trong điều trị tình trạng này gồm lubiprostone, linaclotide, plecanatide, prucalopride, naloxegol, methylnaltrexone…
Lưu ý, các thuốc không kê đơn thường được dùng để trị táo bón ở người lớn theo đúng hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Bạn không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ em mà không có ý kiến từ bác sĩ.
4. Tập luyện cơ sàn chậu
Việc thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học với một chuyên gia trị liệu có thể mang lại tác dụng. Bạn sẽ được học cách thư giãn và siết chặt các cơ vùng chậu đúng thời điểm để quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.
5. Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị táo bón ở người lớn trong trường hợp các phương khác không có hiệu quả hoặc tình trạng này kéo dài do tắc nghẽn, sa trực tràng.
Bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ một phần đại tràng hoặc toàn bộ đại tràng (hiếm khi thực hiện).
Bệnh táo bón có thể gây ra biến chứng gì không?
Nếu bạn bị táo bón mạn tính, một số biến chứng có nguy cơ xảy ra là:
- Bệnh trĩ: Việc khó khăn trong khi đi đại tiện trong thời gian dài có thể gây sưng các tĩnh mạch bên trong và xung quanh hậu môn, gây ra bệnh trĩ.
- Nứt hậu môn: Khối phân lớn và cứng do táo bón có nguy cơ gây ra những vết rách da nhỏ ở quanh hậu môn.
- Ứ phân bên trong đại tràng: Táo bón mạn tính có thể khiến cho một phần khối phân bị kẹt cứng lại bên trong đường ruột, không thể tống ra ngoài. Người lớn tuổi dễ bị tắc ruột do phân.
- Sa trực tràng: Việc dùng sức để cố gắng mỗi khi đi đại tiện có thể khiến một đoạn nhỏ trực tràng bị giãn ra và nhô ra ngoài hậu môn.
Cách phòng ngừa tình trạng táo bón ở người lớn và trẻ em
Ngoài việc tìm hiểu cách trị táo bón, táo bón nên ăn gì thì việc áp dụng những cách sau đây sẽ giúp bạn phòng ngừa, hạn chế nguy cơ bị táo bón:
- Tăng thêm lượng thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, bao gồm đậu, rau, trái cây – củ (chuối, đu đủ, bơ, ngô, khoai lang…), ngũ cốc nguyên hạt…
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có lượng chất xơ thấp như thực phẩm đóng hộp, sản phẩm từ sữa và thịt
- Uống nhiều nước, tránh để cơ thể bị mất nước
- Sống năng động, cố gắng tập luyện thể dục thường xuyên
- Không cố gắng nhịn đi đại tiện khi có cảm giác muốn đi
- Cố gắng hình thành thói quen đi đại tiện, chẳng hạn như vào mỗi buổi sáng hay sau khi ăn xong
- Tập cho trẻ em có thói quen ăn đa dạng các thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!