Khi con bị thừa cân, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường sinh hoạt vận động và nhất là không được tạo áp lực hay chê bai ngoại hình của bé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Khi con bị thừa cân, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường sinh hoạt vận động và nhất là không được tạo áp lực hay chê bai ngoại hình của bé.
Một đứa trẻ bụ bẫm trông rất đáng yêu, nhưng nếu có thói quen cho trẻ ăn quá nhiều đã khiến bé bị thừa cân thì bạn hãy thay đổi. Thừa cân sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe cũng như khiến con yêu gặp các vấn đề về tâm lý về bề ngoài của mình.
Việc xác định thừa cân ở trẻ nhỏ không phải là việc dễ. Mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Ngoài ra, lượng chất béo của một bé sẽ thay đổi theo tuổi tác và khác nhau giữa trai và gái.
Để xác định con bị thừa cân hay không, bạn có thể tính chỉ số khối cơ thể của trẻ (BMI). BMI được tính bằng tổng cân nặng đem chia cho bình phương chiều cao, kết quả sẽ được đối chiếu với bảng chỉ số BMI chuẩn để xác định xem trẻ thuộc loại béo, gầy hoặc bình thường. Chỉ số BMI của trẻ còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và thường được gọi là BMI theo độ tuổi (BMI-for-age).
Các bác sĩ thường sử dụng chỉ số này để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ. Thống kê chỉ số BMI cho trẻ em và thanh thiếu niên:
Bảng chỉ số BMI chuẩn bé gái từ 2 – 20 tuổi
Bảng chỉ số BMI chuẩn bé trai từ 2 – 20 tuổi
Bố mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống, các hoạt động thể chất và thói quen ngủ lành mạnh. Ví dụ, dạy cho con cân bằng giữa lượng thực phẩm nạp vào cùng với các hoạt động thể chất hàng ngày của trẻ. Đưa bé đi siêu thị và để con chọn những loại thực phẩm lành mạnh.
Dưới đây là một số cách để giúp trẻ phát triển các thói quen lành mạnh:
Thói quen ăn uống tác động khá nhiều đến việc cải thiện hình thể, sức khỏe khi con bị thừa cân. Ngoài việc cho trẻ ăn ít những thực phẩm có chứa nhiều calorie, chất béo, đường và muối, bạn còn có thể cải thiện bữa ăn của trẻ bằng những cách thêm vào những thực phẩm như:
Bạn cũng có thể giúp trẻ bằng cách cố gắng:
Cố gắng tạo ra những hoạt động thể thao vui vẻ. Trẻ em cần vận động khoảng 60 phút mỗi ngày. Bạn có thể cho trẻ tập những bài tập ngắn 10 phút mỗi lần hoặc thậm chí chỉ 5 phút mỗi lần. Nếu bé không quen với việc vận động, hãy khuyến khích trẻ tập từ từ và tăng dần thời gian cho đến khi trẻ tập đủ 60 phút mỗi ngày. Một số cách để khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày mà bạn có thể thử:
Bạn có thể giúp trẻ bằng rất nhiều cách và hỗ trợ trẻ trong quá trình lấy lại cân nặng khỏe mạnh, giúp trẻ đặt mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ. Khen thưởng khi bé đạt được những thành tích nhất định.
Cho trẻ biết rằng mình vẫn luôn được yêu thương và là người cực kỳ quan trọng đối với cha mẹ. Những suy nghĩ của trẻ về bản thân thường phụ thuộc vào cách mà trẻ nghĩ cha mẹ cảm thấy mình như thế nào. Hãy lắng nghe những lo lắng của trẻ về cân nặng. Trẻ luôn cần sự hỗ trợ, thông cảm và khuyến khích từ người lớn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!