backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Chuyển dạ sinh non và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 13/08/2020

    Chuyển dạ sinh non và những điều mẹ bầu cần lưu ý

    Ngày nay, chuyển dạ sinh non là một vấn đề không hiếm gặp trong thai kỳ, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi.

    Việc cập nhật các kiến thức sinh non là điều mà mọi bà mẹ mang thai cần hết sức quan tâm. Sinh non là gì và làm sao để nhận biết được những triệu chứng sinh non? Mẹ bầu hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Sinh non và chuyển dạ sinh non là gì?

    Nếu bạn bắt đầu có các cơn co thắt đều đặn làm cổ tử cung mở trước khi thai đạt được 37 tuần thì đây là dấu hiệu của giai đoạn chuyển dạ sinh non. Nếu bạn sinh con trước tuần thứ 37 tuần thì được gọi là sinh non và bé được coi là non tháng.

    Chuyển dạ sinh non không có nghĩa là bạn sinh trẻ non tháng. Có đến một nửa số phụ nữ bị chuyển dạ sinh non nhưng vẫn sinh ở tuần thứ 37 hoặc muộn hơn. Khoảng 1/4 số trẻ sinh non được lên kế hoạch sinh sớm. Nếu bạn hoặc thai nhi có vấn đề nào đó và không phù hợp để tiếp tục thai kỳ, bác sĩ sẽ quyết định gây chuyển dạ sớm hoặc thực hiện mổ lấy thai trước 37 tuần. Điều này có thể xảy ra nếu bạn có một vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như tiền sản giật nặng đang diễn tiến xấu hoặc thai nhi ngừng phát triển trong tử cung.

    Những trường hợp còn lại được gọi là sinh non tự phát. Bạn có thể sẽ sinh non tự phát nếu bạn bị chuyển dạ sinh non, ối vỡ sớm trước tuần thứ 37 hoặc cổ tử cung của bạn mở sớm tự nhiên mà không cần các cơn co thắt.

    Các triệu chứng của sinh non là gì?

    Bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu có kỳ triệu chứng nào sau đây xảy ra trước tuần thứ 37:

  • Rỉ dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Điều này có nghĩa dịch âm đạo của bạn sẽ trở nên lỏng, nhầy hơn hoặc có lẫn máu;
  • Xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạoBạn cảm thấy đau bụng, đau quặn giống với đau bụng kinh hoặc đau kèm với những cơn co thắt nhiều hơn bốn lần trong một giờ;
  • Gia tăng áp lực trong vùng xương chậuBạn sẽ cảm thấy đau lưng ở vùng thấp, đặc biệt là có cảm giác đau theo chu kỳ, hoặc trước đây bạn không hề bị đau lưng.
  • Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với một số triệu chứng phổ biến khác thường gặp trong thai kỳ như gò Braxton Hicks. Để phát hiện những vấn đề tiềm ẩn sớm, bạn nên tìm hiểu các triệu chứng mà bạn không thể bỏ qua trong thời kỳ mang thai.

    An toàn cho mẹ và thai nhi luôn là trên hết, vì vậy hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu bạn gặp bất cứ điều gì bất thường vào bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 13/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo