Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 37 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Nếu mẹ sợ hãi và lo lắng trong khi chuyển dạ, mẹ sẽ sinh khó khăn hơn. Sự căng thẳng sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng trong cơ thể và cuối cùng có thể gây trở ngại cho việc sinh nở. Các chuyên gia gọi nó là chu kỳ căng thẳng – sợ hãi – đau đớn. Trong giai đoạn mang thai 37 tuần, để giữ cho mình khỏi bị quá căng thẳng, mẹ cần bàn luận với bác sĩ hoặc chồng để tìm ra cách để thư giãn nhất có thể, nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ sẽ gặp bác sĩ hàng tuần kể từ bây giờ cho đến khi em bé ra đời. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí sinh của em bé: đầu trước, chân trước hoặc mông trước bên trong tử cung của mẹ. Hầu hết trẻ em sẽ nằm ở vị trí đầu trước. Khi ngày sinh tới gần hơn, bác sĩ có thể sử dụng từ ngữ vị trí sinh ra đầu tiên. Vị trí sinh ra đầu tiên chỉ phần cơ thể của em bé nằm sâu dưới vùng xương chậu nhất. Trong suốt quá trình kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã mềm, giãn mở và mỏng đi bao nhiêu. Thông tin này sẽ được hiển thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 37
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
Trong thời điểm thai nhi 37 tuần tuổi, nếu mẹ sử dụng thuốc có chứa hoạt chất dimenhydrinate (như thuốc Vomina®, Novomin®) để giảm tình trạng say tàu xe khi di chuyển trong khi mang thai sẽ không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc này trong một thời gian dài cũng sẽ không có vấn đề nào bất thường. Tuy nhiên, nếu mẹ không chắc chắn về sự an toàn của nhiều loại thuốc trên thị trường, hãy gọi cho bác sĩ để xin được tư vấn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!