1. Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản
Một số điều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mang đa thai. Ví dụ, nếu phụ nữ không có khả năng mang thai, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để kích thích buồng trứng rụng thêm trứng. Điều này có thể làm tăng cơ hội có con nhưng làm tăng cơ hội mang đa thai.
2. Thụ tinh trong ống nghiệm
Khi áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, trứng được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm và sau đó đưa trở lại vào tử cung người phụ nữ. Điều này có thể phức tạp và khó dự đoán được phôi thai có phát triển được trong tử cung không. Do đó, bác sĩ thường sẽ cấy một số phôi khỏe mạnh vào. Nếu may mắn, tất cả phôi sẽ lớn lên và hình thành đa thai.
3. Tuổi tác của mẹ
Hơn 35% phụ nữ Mỹ sinh đôi trên 30 tuổi. Ngay cả khi không dùng phương pháp điều trị sinh sản, phụ nữ trên 30 tuổi có thể rụng 2 trứng hoặc hơn trong một tháng. Điều này có thể do cơ thể của họ tạo ra nhiều hormone kích thích buồng trứng.
4. Chiều cao của người mẹ
Các bà mẹ có khả năng mang đa thai thường cao hơn phụ nữ khác khoảng 3cm. Ở những người này có hormone tăng trưởng IGF (yếu tố tăng trưởng giống insulin), làm buồng trứng của phụ nữ rụng nhiều trứng hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn cần được nghiên cứu thêm để có kết luận chính xác.
5. Sữa
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa có nhiều khả năng sinh đôi. Những nhà khoa học cho rằng sữa khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone IGF hơn, dẫn đến rụng nhiều trứng hơn vào hằng tháng.
6. Những nguyên nhân khác
- Phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái sinh đôi cũng có khả năng sinh đôi.
- Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn cũng có tỷ lệ mang đa thai cao hơn.
Biến chứng khi mang đa thai
Một số rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai đôi hoặc thai ba gồm: