backup og meta

Sự phát triển của thai tuần 40 diễn ra như thế nào?

Sự phát triển của thai tuần 40 diễn ra như thế nào?

Thai 40 tuần là lúc mà ngày dự sinh đã cận kề. Lúc này, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý tốt nhất và theo dõi sát sao các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” đón con yêu chào đời. 

“Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ?” hay “thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?”… là những băn khoăn rất thường gặp của nhiều mẹ bầu mang thai ở giai đoạn này. Nếu bạn đang rơi vào “tình cảnh” thai 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sắp sinh, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Sự phát triển của thai nhi 40 tuần tuổi

1. Thai 40 tuần nặng bao nhiêu?

Thai nhi sẽ có kích thước của một quả bí ngô nhỏ. Kích thước trung bình của thai như sau:

  • Cân nặng: khoảng 3.084 – 4.135g
  • Chiều dài tính từ đầu đến gót chân: khoảng 51.2cm.

Ngoài ra, dấu hiệu thai khoẻ mạnh còn được tính dựa theo các thông số sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 87 – 102mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 319 – 363mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 68 – 79mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 310 – 406 mm

2. Thai 40 tuần là mấy tháng?

  • Về mặt y khoa thì thai được 40 tuần đồng nghĩa rằng bạn đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ và bé yêu có thể chào đời vào bất kỳ lúc nào.

3. Thai nhi được 40 tuần đã có thể sinh chưa?

  • Sau nhiều tuần dự đoán và chuẩn bị, bé có thể sinh ra vào thời điểm này hoặc có thể không.
  • Chỉ 5% phụ nữ sinh con ra đúng thời hạn dự sinh. Do đó, nếu thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì bạn cũng đừng quá lo bởi nhiều người lần đầu làm mẹ phải chờ tới hai tuần sau ngày dự sinh thì bé mới ra đời.
  • Các bác sĩ sản khoa ước tính có khoảng 30% số ca mang thai trải qua mốc 40 tuần mới chuyển dạ sinh con.

4. Em bé mới sinh ra có hình dạng như thế nào?

  • Đừng mong đợi bé sinh ra sẽ vô cùng xinh đẹp và đáng yêu. Trẻ sơ sinh khi vừa ra đời thường có đầu bị biến dạng tạm thời và cơ thể bé có thể được bao phủ bởi màng nhầy và máu.
  • Da của bé có thể bị đổi màu, khô nẻ và phát ban.
  • Các hormone của người mẹ trong cơ thể bé có thể khiến bộ phận sinh dục của bé (bìu ở bé traimôi âm hộ ở bé gái) có thể lớn hơn bình thường.
  • Thai nhi 40 tuần tuổi, dù là con trai hay con gái, núm vú của em bé có thể tiết ra sữa. Điều này sẽ biến mất trong một vài ngày sau sinh và là một điều hoàn toàn bình thường.
  • Ngay sau khi sinh, bà đỡ, y tá hoặc bác sĩ sẽ hút chất nhầy ra khỏi miệng và mũi của bé. Sau đó, bạn sẽ nghe được tiếng khóc đầu tiên của con yêu. Bác sĩ có thể được đặt em bé trên ngực của bạn và cắt dây rốn ngay sau đó.

5. Sau khi ra đời em bé cần làm xét nghiệm gì?

Sự phát triển của thai nhi 40 tuần

  • Thai nhi đã có thể ra đời: Thai được 40 tuần là lúc thai nhi có thể ra đời nhưng một số trường hợp vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Em bé mới sinh ra có hình dáng “đặc biệt”: Em bé sẽ được bao phủ bởi màng nhầy và máu. Làn da bị đổi màu và khô. Bộ phận sinh dục có thể to hơn bình thường. Núm vú có thể tiết ra sữa.
  • Một số xét nghiệm cần làm sau khi em bé chào đời: Em bé cần làm một số xét nghiệm sàng lọc nhanh để đánh giá tình trạng sức khoẻ. Nếu bạn sinh mổ thì em bé sẽ được mang đi chăm sóc ngay.

[embed-health-tool-due-date]

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ

thai 40 tuần

1. Cơn co thắt Braxton Hicks

  • Theo các chuyên gia sản khoa, nếu các cơn co thắt của bạn giảm bớt tần suất và cường độ khi thay đổi tư thế hoặc đi lại thì có thể đó chỉ là những cơn co thắt Braxton Hicks.

2. Bệnh tiêu chảy 

  • Khi thai nhi 40 tuần và bạn thường xuyên đi tiêu phân lỏng. Việc đi ngoài phân lỏng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp chuyển dạ.

3. Mất ngủ hoặc khó ngủ 

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu

  • Cơn co thắt Braxton Hicks: Bạn có thể gặp phải cơn co thắt sinh lý nếu tần suất và cường độ co thắt bị giảm bớt tuần suất và cường độ khi đi lại hoặc thay đổi tư thế.
  • Bị tiêu chảy: Bạn có thể thường xuyên bị tiêu chảy khi thai 40 tuần. Và đây có thể là dấu hiệu sắp chuyển dạ.
  • Mất ngủ hoặc khó ngủ: Bạn không nên dùng thảo dược hoặc thuốc để cải thiện mất ngủ. Thay vào đó, bạn có thể thử một vài động tác masage.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 40 tuần

thai 40 tuần

1. Kiểm tra vùng xương chậu để đánh giá độ mở cổ tử cung

  • Ở tuần thai 40 này, đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu của bạn trong một buổi khám. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ đánh giá độ mở của cổ tử cung, ngôi thai.

2. Những điều nên trao đổi với bác sĩ

Hãy trao đổi với bác sĩ bất kỳ điều gì bạn cần được giải đáp, chẳng hạn như:

3. Nhận biết các dấu hiệu sắp sinh

Tuần thứ 40 của thai kỳ là khoảng thời gian mà bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Nếu mẹ thấy có các dấu hiệu sắp sinh sau thì cần nhập viện ngay:

  • Vỡ ối: Nước ối có thể chảy ra ào ạt hoặc chỉ rỉ một lượng nhỏ, thường có màu trong lợn cợn trắng đục hoặc vàng rơm, nhạt và không mùi hoặc hơi ngọt.
  • Xuất hiện máu báo sắp sinh: Quần lót xuất hiện vài vệt máu hồng đi kèm với chất nhầy được tiết ra từ âm đạo. Đây là dấu hiệu bong nút nhầy cổ tử cung, báo hiệu sắp sinh.
  • Xuất hiện các cơn co thắt mạnh, dồn dập: Thai gò cứng bụng, các cơn co thắt xuất hiện đều đặn sau mỗi 4 đến 5 phút.
  • Tiêu chảy: Việc mẹ bầu đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sau 1 – 2 ngày.

Ghi nhớ lời khuyên từ bác sĩ

  • Kiểm tra vùng chậu: Bác sĩ có thể kiểm tra vùng chậu của bạn một hoặc nhiều lần để đánh giá độ mở của cổ tử cung, ngôi thai.
  • Trao đổi với bác sĩ: Bạn cần trao đổi với bác sĩ các vấn đề về khả năng sinh thường, cách rặn đẻ, gây tê màng cứng,…
  • Nhận biết dấu hiệu sắp sinh: Bạn cần nhận biết dấu hiệu sắp sinh để nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời trước khi con yêu chào đời.

Những câu hỏi liên quan đến 40 tuần thai

1. Nguyên nhân thai nhi được 40 tuần chưa sinh?

Thai nhi được 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là do sự sai lệch trong việc tính ngày dự sinh. Điều này thường gặp ở những phụ nữ có chu kỳ kinh không đều hoặc nhớ sai ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Ngoài ra, thai quá ngày cũng có thể là do siêu âm thai lần đầu thực hiện quá trễ dẫn đến tính sai tuổi thai.

2. Thai 40 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao?

Nếu thai kỳ đã quá ngày dự sinh mà thai 40 tuần cổ tử cung chưa mở; bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện các bước kích đẻ thai 40 tuần. Bạn có thể được cho thuốc để giúp làm mềm và mở rộng cổ tử cung.

3. Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ không?

Thực tế, rất ít trường hợp sản phụ có thể chuyển dạ đúng ngày dự sinh. Do đó, nếu thai chưa có dấu hiệu sinh thì chưa cần phải mổ, thay vào đó bạn nên đợi thêm 1 tuần. Bác sĩ chỉ chỉ định mổ khi có nhiều biến chứng thai kỳ khác.

4. Thai 40 tuần ăn uống gì để nhanh chuyển dạ?

Bạn có thể ăn và uống một số thực phẩm dưới đây giúp kích thích sự co bóp tử cung khiến chuyển dạ nhanh hơn như:

5. Thai 40 tuần ra dịch màu nâu không đau bụng là dấu hiệu gì?

Tình trạng ra dịch màu nâu không đau bụng có thể là dấu hiệu sắp sinh. Tốt nhất, khi thấy dấu hiệu này bạn cần đi đến bệnh viện ngay nhé.

6. Thai 40 tuần ra máu đỏ tươi có sao không?

Ra máu âm đạo khi mang ở những tuần cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu sắp sinh. Máu âm đạo có thể ra ít có màu đỏ tươi, nâu hoặc hồng,… Nếu thấy dấu hiệu này thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện nhé.

Hello Bacsi tin rằng qua những thông tin được chia sẻ ở trên, các mẹ bầu đã hiểu cặn kẽ hơn về sự phát triển của thai nhi 40 tuần tuổi, nắm được các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh hoặc yên tâm hơn dù thai 40 tuần chưa chuyển dạ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Pregnancy calendar week 40

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week40.html.

Ngày truy cập 30/09/2024

2. A Week-by-Week Pregnancy Calendar

https://www.rchsd.org/health-articles/a-week-by-week-pregnancy-calendar/

Ngày truy cập 30/09/2024

3. Pregnancy – week by week

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week

Ngày truy cập 30/09/2024

4. Signs That Labor Is 24 to 48 Hours Away

https://health.clevelandclinic.org/signs-that-labor-is-24-to-48-hours-away/

Ngày truy cập 30/09/2024

5. Week-by-week guide to pregnancy

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-40/

Ngày truy cập 30/09/2024

6. The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf

Ngày truy cập 30/09/2024

7. Can anything bring labour on?

https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/labour-and-birth-faqs/can-anything-bring-labour

Ngày truy cập 30/09/2024

8. Bloody Show

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21605-bloody-show

Ngày truy cập 30/09/2024

Phiên bản hiện tại

03/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Thai 3 tuần tuổi phát triển thế nào? Kích thước bao nhiêu?

Tuần 2 của thai kỳ có những sự phát triển và thay đổi đặc biệt nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 5 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo