backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Suy hô hấp

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 19/04/2023

Suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng khó thở và trải nghiệm tâm lý liên quan đến khó thở, ngay cả khi không có vấn đề cơ bản thực thể gây ra suy hô hấp. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Suy hô hấp là gì?

Suy hô hấp là tình trạng máu trong cơ thể không có đủ oxy hoặc có quá nhiều carbon dioxide khiến bạn cảm thấy khó thở. Khi bạn thở, phổi sẽ hấp thụ oxy. Oxy đi vào máu và đến các cơ quan, chẳng hạn như tim và não, những cơ quan này cần máu giàu oxy để hoạt động tốt.

Một phần khác của quá trình thở là loại bỏ carbon dioxide khỏi máu và thở ra. Có quá nhiều carbon dioxide trong máu cũng có thể gây hại cho các cơ quan và khiến bạn khó thở. Hội chứng suy hô hấp cũng thường xảy ra ở những người đã bị bệnh hoặc các chấn thương nặng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng suy hô hấp

Các triệu chứng suy hô hấp thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau tổn thương hoặc chấn thương.

triệu chứng suy hô hấp

Các triệu chứng và dấu hiệu suy hô hấp xuất hiện phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ oxy và carbon dioxide trong máu. Các biểu hiện suy hô hấp thường gặp có thể bao gồm:

  • Khó thở và đói không khí do mức oxy trong máu thấp
  • Thở nhanh và lú lẫn khi mức độ carbon dioxide cao
  • Da, môi hoặc móng tay bị đổi màu, có thể hơi xanh
  • Nhịp tim nhanh
  • Buồn ngủ, mất ý thức.
Xem ngay

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng suy hô hấp xấu đi và ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì vậy, bạn hãy trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biểu hiện suy hô hấp có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy hô hấp?

Các tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp của bạn có thể gây suy hô hấp. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh, xương hoặc các mô hỗ trợ hô hấp, hoặc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Những tình trạng này bao gồm:

  • Các bệnh ảnh hưởng đến phổi chẳng hạn như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), xơ nang, viêm phổi, thuyên tắc phổi và COVID-19.
  • Các tình trạng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ kiểm soát hô hấp, chẳng hạn như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), chứng loạn dưỡng cơ , chấn thương tủy sống và đột quỵ.
  • Các vấn đề với cột sống, chẳng hạn như cong vẹo cột sống (một đường cong ở cột sống). Chúng có thể ảnh hưởng đến xương và cơ được sử dụng để thở.
  • Tổn thương các mô và xương sườn xung quanh phổi. Một chấn thương ở ngực có thể gây ra tổn thương này.
  • Sử dụng quá liều ma túy hoặc rượu.
  • Các chấn thương do hít phải các chất độc hại, chẳng hạn như hít phải khói (từ đám cháy), hóa chất hoặc khói độc hại.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị suy hô hấp?

nguyên nhân gây suy hô hấp

Suy hô hấp thường là biến chứng của tình trạng khác. Những người có nhiều khả năng bị bệnh bao gồm:

  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Hút thuốc lá
  • Bị bệnh phổi mãn tính
  • Có lịch sử nghiện rượu.

Bệnh hô hấp có thể là tình trạng nghiêm trọng hơn đối với những người:

  • Bị sốc với chất độc
  • Lớn tuổi
  • Có suy gan
  • Có tiền sử nghiện rượu.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán suy hô hấp?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh theo nhiều cách khác nhau. Không có một xét nghiệm đặc thù nào để chẩn đoán tình trạng này. Nếu nghi ngờ bạn bị suy hô hấp, bác sĩ sẽ đo huyết áp, tiến hành khám thực thể và thực hiện bất kỳ các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp CT
  • Phết cổ họng và mũi
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Kiểm tra đường hô hấp
  • Huyết áp thấp và oxy trong máu thấp có thể khiến bác sĩ nghi ngờ suy hô hấp. Điện tâm đồ và siêu âm tim có thể được sử dụng để loại trừ tình trạng tim. Nếu chụp X-quang ngực hoặc chụp CT cho thấy các túi khí chứa đầy dịch trong phổi, bác sĩ sẽ chẩn đoán mắc bệnh. Ngoài ra, sinh thiết phổi cũng có thể được tiến hành nếu cần.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị suy hô hấp?

    điều trị suy hô hấp

    Một số phương pháp thông thường để điều trị bệnh suy hô hấp, bao gồm:

    • Liệu pháp oxy: Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn oxy bằng cách đưa không khí vào phổi và giảm chất lỏng trong túi khí.
    • Áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP): Bác sĩ có thể giúp bạn thở bằng kỹ thuật được gọi là áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP).
    • Kiểm soát lượng nước uống.
    • Thuốc: Những người bị suy hô hấp thường được cho dùng thuốc để đối phó với các tác dụng phụ. Chúng bao gồm các loại thuốc sau đây:
  • Thuốc giảm đau giảm sự khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng.
  • Corticosteroid điều trị nhiễm trùng.
  • Chất làm loãng máu phòng ngừa cục máu đông trong phổi hoặc chân.
  • Phục hồi chức năng phổi: Bệnh nhân hồi phục sau khi bị suy hô hấp có thể cần phục hồi chức năng phổi. Đây là cách để làm mạnh hệ hô hấp và tăng khả năng thở của phổi.
  • Phòng ngừa

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa bệnh suy hô hấp?

    Trên thực tế, không có cách nào để ngăn ngừa suy hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện một số điều sau đây:

    • Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nhanh chóng cho bất kỳ chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh tật nào.
    • Ngưng hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc thụ động.
    • Bỏ rượu. Uống rượu mãn tính có thể làm tăng nguy cơ tử vong và hạn chế chức năng hoạt động của phổi.
    • Hãy chủng ngừa cúm hàng năm và chủng ngừa viêm phổi mỗi 5 năm. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 19/04/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo