Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Lo lắng là một trạng thái bình thường. Tuy nhiên, luôn luôn lo lắng bồn chồn quá mức lại trở thành bệnh lý – gọi là rối loạn lo âu toàn thể hoá (GAD). Nếu mắc lo âu, bạn hay dễ rơi vào trạng thái lo lắng căng thẳng hoặc lúc nào cũng cảm thấy bồn chồn không yên.
Những bệnh như viêm đại tràng, hen suyễn, tăng huyết áp, bệnh tim, đau đầu đều có mối liên hệ mật thiết với chứng rối loạn lo âu này.
Rối loạn lo âu toàn thể hoá thường gây căng thẳng và lo lắng. Những triệu chứng khác như bồn chồn không yên, mệt mỏi, khó tập trung, thấy khó chịu, căng cơ, khó ngủ, run tay, đau đầu, tim đập mạnh, khó thở, vã mồ hôi và trầm cảm.
Các triệu chứng khác có thể không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên gọi bác sĩ nếu bạn:
Nếu bạn luôn thấy căng thẳng khi làm việc lẫn khi ở nhà, thì bạn có thể đang mắc bệnh lo âu. Bạn cũng dễ mắc lo âu nếu bản thân hay mong đợi những điều hoàn hảo, luôn thấy mệt mỏi, ngột ngạt, từng trải qua những việc tồi tệ, nguy hại, đang có bệnh lý thực thể, đang cai nghiện rượu và ma túy, hoặc bị bạo hành khi còn nhỏ.
Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể thường xuyên thấy lo lắng do gặp cơn hoảng loạn (lo lắng quá mức trong một số tình huống nhất định) hoặc bị ám ảnh sợ (lo âu do sợ một số thứ như sợ độ cao, sợ xã hội như sợ nói trước đám đông).
Lo âu có thể nặng hơn nếu bạn lạm dụng caffeine, rượu, nicotine, thuốc giảm cân và các thuốc điều trị cảm lạnh hoặc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi đang cảm thấy lo âu.
Lo âu là bệnh tâm lý khá phổ biến, thường xảy ra với người dưới 18 tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam và có xu hướng mắc theo gia đình.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ lo âu, bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sau khi khám lâm sàng và xem xét các triệu chứng. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm khác để loại trừ những bệnh khác, ví dụ như cường giáp. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn mắc rối loạn lo âu toàn thể hoá khi bạn có triệu chứng căng thẳng, lo lắng liên tục trong 6 tháng và không thể kiểm soát được sự lo lắng của mình mặc dù đã được mọi người xung quanh trấn an.
Các dạng lo âu khác ngoài rối loạn lo âu toàn thể hoá, cơn hoảng loạn, ám ảnh sợ hãi bao gồm rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), rối loạn căng thẳng cấp tính, lo âu do dùng các chất kích thích (như caffeine) hoặc lạm dụng ma tuý (như amphetamines, cocaine) và lo âu gây ra do bệnh thực thể hay tác dụng phụ của thuốc.
Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bằng cách hỏi bệnh sử xem bạn có bệnh lý hoặc lạm dụng chất gây ra lo âu hay không. Các loại thuốc gây lo âu gồm corticosteroids (như prednisone), thuốc chống trầm cảm (như flouxetine), thuốc hít, thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp, thuốc giảm cân và các thuốc không kê đơn (như thuốc kháng histamines, thuốc ho, cảm lạnh). Uống quá nhiều chất chứa caffeine có thể càng làm lo âu nặng thêm.
Thuốc điều trị gồm benzodiazepines, chẳng hạn như alprazolam, lorazepam, clonazepam và các thuốc chống lo âu khác như buspirone. Lưu ý rằng những thuốc này đều gây tác dụng phụ và có thể gây nghiện.
Bạn cũng có thể giảm các triệu chứng bằng các cách trao đổi, chia sẻ (liệu pháp tâm lý) và những biện pháp khác để đỡ cảm thấy áp lực và bớt căng cơ (phản hồi sinh học, thư giãn). Tập thể dục đều đặn, như đi bộ, bơi lội, có thể làm giảm căng thẳng.
Bạn có thể hạn chế được lo âu nếu:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!