- Tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát hoặc khó đi tiểu
- Bị sưng hoặc biến dạng ở lưng
- Tê vùng háng hoặc mông
- Chân trở nên yếu
- Cảm thấy chân hoặc mông teo hơn
- Sốt
- Đau nặng hơn khi ho, hắt hơi hoặc đi tiểu
- Cơn đau không cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc nặng hơn vào ban đêm
- Từng bị ung thư
- Sụt cân không rõ lý do
Đau thắt lưng có nguy hiểm không?
Cơn đau lưng thường tự hết nên nhiều người không chú trọng điều trị. Tuy nhiên, không xử lý dứt điểm thì đau thắt lưng sẽ tiến triển thành mạn tính.
Lưng bị đau nhẹ chỉ ảnh hưởng đến vận động thông thường hằng ngày như đi, đứng, cúi người,… nhưng nếu nặng và kéo dài, nó đôi khi khiến bạn bị teo cơ đùi và cẳng chân, gặp khó khăn nghiêm trọng khi vận động, thậm chí bại liệt.
Chẩn đoán và điều trị
Làm sao để chẩn đoán đau thắt lưng?
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bạn và tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nơi bạn cảm thấy đau, cơn đau có ảnh hưởng đến chuyển động hay không.
Đôi khi họ kiểm tra phản xạ gân cơ, sức cơ của bạn với những cảm giác nhất định. Điều này giúp họ xác định đau thắt lưng có ảnh hưởng đến dây thần kinh không.
Trong một số trường hợp cần phải theo dõi tình trạng đau vùng thắt lưng trong một vài tuần trước khi cho làm xét nghiệm. Nguyên nhân là do hầu hết các cơn đau thắt lưng có thể khỏi bằng các phương pháp tự điều trị đơn giản. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục sau khi điều trị tại nhà, bác sĩ có thể chỉ định X-quang, chụp CT, siêu âm và MRI; chụp xương hoặc kiểm tra mật độ xương; điện cơ EMG; xét nghiệm dẫn truyền thần kinh.
Một số triệu chứng cần phải xét nghiệm nhiều hơn, như ruột mất kiểm soát, yếu người, sốt, giảm cân.
Các phương pháp giúp chữa đau thắt lưng
Chăm sóc tại nhà
Phương pháp tự chăm sóc rất hữu ích trong 72 giờ đầu tiên sau khi cơn đau bắt đầu.
- Ngừng các hoạt động thể chất
- Chườm đá vào thắt lưng trong 48-72 giờ đầu tiên, sau đó tiếp tục chườm ấm để thư giãn cơ
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau, chú ý khi dùng thuốc cho người bị bệnh gan hoặc dạ dày.
- Đeo nẹp lưng.
- Nếu thấy khó chịu khi nằm ngửa, hãy thử nằm nghiêng, co chân và kẹp một chiếc gối vào giữa hai chân. Còn nếu có thể nằm ngửa thoải mái, hãy đặt một chiếc gối bên dưới đùi để giảm áp lực lên thắt lưng.
- Tắm nước ấm hoặc massage.
Khi cơn đau không cải thiện sau 72 giờ điều trị tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Điều trị y tế

Bác sĩ có thể điều trị đau thắt lưng bằng:
- Thuốc giảm đau tùy loại, căn cứ theo mức độ cơn đau của bạn; thuốc giãn cơ; tiêm steroid,…
- Thiết bị y tế
- Vật lý trị liệu gồm massage, kéo duỗi cơ, bài tập tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của cơ
- Châm cứu
- Xoa bóp
- Nắn chỉnh cột sống
Phẫu thuật
Đối với trường hợp đau thắt lưng nghiêm trọng hoặc khi các phương pháp điều trị không thành công, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ đĩa đệm thoát vị, mở rộng không gian xung quanh tủy sống hoặc nối hai đốt sống với nhau. Một số trường hợp họ sẽ kích thích thần kinh tủy sống để ngăn chặn các tín hiệu đau.
Phòng ngừa
Làm thế nào để phòng ngừa đau thắt lưng?
Một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa đau thắt lưng như:
- Tập luyện cơ bắp ở bụng và lưng
- Giảm cân nếu bạn thừa cân
- Nâng đồ vật đúng cách
- Duy trì tư thế đúng
- Không nằm võng, ghế bố
- Tránh mang giày cao gót
- Bỏ hút thuốc vì chất nicotine trong thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và gây thoái hóa đĩa đệm cột sống.
Có đôi khi những người bị đau thắt lưng nặng do nguyên nhân công việc cần phải thay đổi công việc khác, tránh để bệnh thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, chuyện chăn gối trong những ngày cơn đau thắt lưng dưới cũng được rất nhiều người quan tâm, bạn có thể tham khảo thêm tại: Các tư thế quan hệ cho người đau lưng
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!