1. Trò chuyện với bé
Hầu hết các bé học thêm được một từ mới mỗi tuần. Vào khoảng từ 18 tháng đến 2 tuổi, bé có thể nói được 50 – 100 từ. Bé càng nói nhiều càng học được thêm nhiều từ vựng mới.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên kể cho bé nghe những câu chuyện của mình. Ví dụ, bạn đã làm những việc gì trong ngày và thực hiện chúng như thế nào. Đây là một cách tuyệt với để bày tỏ với trẻ và giúp trẻ học nhiều từ vựng hơn cả ngày. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm mà bạn nên đọc nhiều sách hơn cho trẻ. Bạn có thể kể chuyện bằng nhiều giọng điệu khác nhau cho từng nhân vật trong truyện. Điều này sẽ giúp bé vui và hứng thú với câu chuyện hơn.
Bạn hãy kể cho bé nghe bằng giọng nói êm tai, từ tốn, không quá nhanh dẫn đến việc bé khó hiểu và không tương tác lại được. Những đứa trẻ thường thích nghe giọng nói của mọi người xung quanh vì bé cảm thấy dễ hiểu hơn. Bạn cũng có thể cải thiện khả năng đọc và đánh vần cho bé bằng cách nói chuyện với bé và dùng đa dạng từ vựng hơn.
2. Chia sẻ cảm xúc với bé
Việc phát triển trí thông minh là rất quan trọng đối với sự phát triển và nhận thức của trẻ. Bạn nên khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc của mình. Đây cũng là một kỹ năng quan trong cho trẻ sau này.
Khi con chơi với bạn và vô tình va vào bạn, hãy giải thích với con rằng đó chỉ là một tai nạn. Nếu bé không có thái độ tỏ vẻ hối hận với việc làm đó, lúc này, bạn giúp bé nhận ra vấn đề. Thái độ của bé rất quan trọng, vì việc bé không nhận lỗi đồng nghĩa kỹ năng xã hội của bé chưa tốt.
Cùng một việc làm sẽ cho bé những cảm xúc tích cực. Ví dụ, nếu con chia sẻ điều gì đó với bạn, hãy dành thời gian để nói cho bé biết rằng con sẽ được gì từ việc chia sẻ đó. Bạn có thể nói một vài điều như: “Con đã chia sẻ với bạn như thế nào?”, “Con đã làm bạn vui ra sao?”. Bằng cách kết hợp giữa cảm xúc và hành động, bạn đang xây dựng trí thông minh cảm xúc cho bé. Điều này sẽ theo con đến suốt cuộc đời.