backup og meta

Nuôi con khoa học: Đừng chỉ lo cân nặng, miễn dịch - trí não cũng là “then chốt”

Nuôi con khoa học: Đừng chỉ lo cân nặng, miễn dịch - trí não cũng là “then chốt”

Tăng cân là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ bú mẹ đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, một em bé khỏe mạnh cũng có thể tăng cân chậm, vì đây là tốc độ tăng trưởng riêng của bé [1]. khi nuôi con, việc chỉ quan tâm và đánh giá cân nặng của trẻ thôi là chưa đủ. Cùng với đó, tăng cường miễn dịch và phát triển trí não trong giai đoạn đầu đời cũng là yếu tố “then chốt” để trẻ phát triển tối ưu.

Vì sao mẹ không cần quá áp lực về cân nặng của trẻ?

Thông thường, cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp đôi trong vòng 4 đến 6 tháng đầu đời và tăng gấp ba trong năm đầu tiên [2]. Dù tăng cân là một biểu hiện khỏe mạnh đối với trẻ sơ sinh bú mẹ [1], nhưng một em bé tăng cân chậm không phải lúc nào cũng là vấn đề đáng lo ngại [2]. Một em bé khỏe mạnh vẫn có thể tăng cân từ từ vì đây là tốc độ tăng trưởng riêng của từng bé [1].

Nói cách khác, một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có chỉ số chiều cao/chiều dài và cân nặng nhỏ hơn những trẻ cùng tuổi khác [2]. Vì vậy, ba mẹ không cần cảm thấy quá áp lực về vấn đề tăng cân của con bởi mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá lo lắng, căng thẳng về cân nặng của con, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, dù trẻ tăng cân chậm là do yếu tố tự nhiên hay vấn đề sức khỏe nào khác thì nuôi con bằng sữa mẹ là yếu tố được cân nhắc [1].

Thực tế, trẻ tăng cân chậm sẽ đỡ lo ngại hơn nếu trẻ dưới 1 tuổi vẫn có đủ các đặc điểm sau:

  • Trẻ có thể tự thức dậy và bú mẹ từ 8 đến 12 lần trong vài tuần hoặc vài tháng đầu tiên sau sinh. Khi trẻ lớn hơn thì số lần bú trong ngày có thể ít hơn [3]
  • Tăng chiều dài và chu vi vòng đầu theo tốc độ phát triển bình thường [1]. Cụ thể, trong năm đầu đời, chu vi vòng đầu của trẻ tăng trung bình 12 cm. Trong đó, chu vi vòng đầu tăng 2cm mỗi tháng ở trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi và 1 cm mỗi tháng ở trẻ 3 đến 6 tháng tuổi. Trong sáu tháng tiếp theo đến khi trẻ 1 tuổi, chu vi vòng đầu tăng 0,5 cm mỗi tháng [4].

Trẻ có đủ số tã bẩn cần thiết tương đương với các em bé khác [1].

Nuôi con khoa học: Tăng cường miễn dịch – trí não cũng là “then chốt”

Nuôi con thời hiện đại, việc chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ là chưa đủ. Thay vào đó, tăng cường miễn dịch và trí não cho trẻ ngay từ những ngày đầu cũng là “then chốt”. Bởi những năm đầu đời là thời điểm não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh [6]:

  • Nếu như ở tuần thứ 2 – 3 sau sinh, kích thước não bộ của trẻ chỉ bằng 35% não bộ người trưởng thành thì trong năm đầu tiên, nó đã tăng gấp đôi và khi đến 1 tuổi tiếp tục phát triển bằng khoảng 72% não bộ người trưởng thành [6],[7].
  • Trẻ sơ sinh có tất cả các tế bào thần kinh cần có trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, sự kết nối giữa các tế bào thần kinh mới là điều giúp cho não bộ hoạt động. Theo nghiên cứu, bộ não của trẻ có thể tạo ra ít nhất một triệu kết nối thần kinh mới mỗi giây trong những năm đầu đời [6].

Nhìn chung, dù bộ não con người tiếp tục phát triển và thay đổi trong suốt cuộc đời nhưng thời kỳ não phát triển nhanh nhất và có tính khả biến linh hoạt cao nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ và 2 năm đầu đời của trẻ [8]. Do đó, đây được xem giai đoạn “vàng” phát triển trí não cho bé và là cơ hội tốt nhất để ba mẹ giúp con phát triển não bộ tối ưu. Điều quan trọng nữa là “cửa sổ vàng” này chỉ mở ra một lần trong đời nên ba mẹ đừng bỏ lỡ thời điểm này.

Dù những năm đầu đời là cơ hội giúp trẻ phát triển não bộ tốt nhất, nhưng đây cũng là giai đoạn mà bé dễ bị bệnh do hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Sau sinh, trẻ được bảo vệ nhờ vào việc nhận kháng thể từ mẹ qua nhau thai trong 3 tháng cuối thai kỳ và thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch mà trẻ nhận được từ mẹ sẽ giảm dần sau vài tuần hoặc vài tháng. Trong khi đó, miễn dịch “tự thân” của trẻ vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện [9]. Vì vậy, giai đoạn chuyển tiếp từ lúc kháng thể mà trẻ nhận được từ mẹ không còn đến khi cơ thể trẻ tự sản xuất đủ kháng thể cần thiết là khoảng thời gian trẻ rất dễ bị bệnh.

Khi bị bệnh, trẻ có thể nhận được ít dưỡng chất hơn bởi một số triệu chứng như ho hoặc nghẹt mũi khi bị bệnh có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc khó cho bú hơn [5]. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng chống lại mầm bệnh mà còn ảnh hưởng đến phát triển trí não. Vì vậy, việc tăng cường phát triển trí não cùng với nâng cao miễn dịch cho trẻ là hai yếu tố có tầm quan trọng như nhau. Bạn nên “chăm chút” song song cả hai nhu cầu này của trẻ, đặc biệt là thông qua dinh dưỡng. Khi trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh  thì khả năng học hỏi cũng nhanh nhạy hơn.

“Chăm chút” miễn dịch và trí não cho bé thông qua dinh dưỡng như thế nào?

nuôi dạy con thông minh

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho bú đến khi bé được 2 tuổi và lâu hơn nữa là một trong những cách mẹ có thể làm để giúp bé tăng cường miễn dịch và trí não [10]. Bởi sữa mẹ không chỉ có rất nhiều dưỡng chất bé cần, giúp bé tăng cân khỏe mạnh mà còn cung cấp các thành phần giúp bé tăng cường miễn dịch và trí não như:

  • HMO (Human Milk Oligosaccharide): Đại dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ với 5 HMO nổi bật là 2’FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’SL. Đây là dưỡng chất có khả năng điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, củng cố hàng rào biểu mô ruột và phát triển miễn dịch [11]. Trong đó, 2’-FL là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ lên đến 66% [12].
  • Nucleotides: Dưỡng chất được chứng minh hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn đến 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB và giúp giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy [13].
  • Lợi khuẩn Bifidobacteria: Đây là nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, giúp trẻ cân bằng vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [14].
  • Gangliosides: Thành phần quan trọng chiếm 10 – 12% khối lượng chất béo trong não và tập trung chủ yếu ở chất xám [15]. Việc cung cấp đầy đủ Gangliosides không chỉ hỗ trợ kết nối thần kinh nhanh hơn mà còn giúp tăng chỉ số IQ gần 5 điểm lúc 6 tháng tuổi [16]. Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng còn cho thấy gangliosides có tác động tích cực đến chức năng nhận thức của trẻ, nhất là trong giai đoạn sau sinh khi não của bé đang phát triển [17].
  • Bộ 3 dưỡng chất vàng DHA, Lutein, Vitamin E tự nhiên: DHA là dưỡng chất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ. Tuy nhiên, DHA là chất béo dễ bị phân hủy bởi quá trình oxy hóa. Đây là nguyên nhân khiến cho hàm lượng DHA cung cấp cho não của trẻ thấp hơn. Vì vậy, cùng với DHA thì trẻ cần được bổ sung đồng thời thêm Lutein và vitamin E tự nhiên có vai trò bảo vệ DHA. Điều này giúp não nhận được nhiều DHA hơn, giúp tăng kết nối và phát triển các tế bào thần kinh để bé tăng khả năng học hỏi và nhận thức [18], [19]. 

Trong trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.

Về cơ bản, một em bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện không chỉ cần tăng cân tốt mà còn cần được quan tâm, chăm chút miễn dịch và trí não, đặc biệt là trong giai đoạn “cửa sổ vàng”. Đối với các nhu cầu quan trọng này thì bạn nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ để bé nhận được những dưỡng chất quý giá và phát triển vượt trội.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Slow or Poor Infant Weight Gain https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=slow-or-poor-infant-weight-gain-90-P02880 Truy cập ngày 25/10/2023

2. Slow Weight Gain in Infants and Children https://www.childrenshospital.org/conditions/slow-weight-gain-infants-and-children#:~:text=Slow%20weight%20gain%20is%20a,14%20days%20after%20their%20birth Truy cập ngày 25/10/2023

3. How Much and How Often to Breastfeed https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/how-much-and-how-often.html#:~:text=Babies%20will%20generally%20take%20what,12%20times%20in%2024%20hours. Truy cập ngày 25/10/2023

4. Macrocephaly https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32809621/ Truy cập ngày 25/10/2023

5. Feeding Infants and Young Children During and After Illness https://vikaspedia.in/health/child-health/nutrition/feeding-infants-and-young-children-during-and-after-illness Truy cập ngày 25/10/2023

6. Brain Development https://www.firstthingsfirst.org/early-childhood-matters/brain-development/#:~:text=At%20birth%2C%20the%20average%20baby%27s,center%20of%20the%20human%20body Truy cập ngày 25/10/2023

7. Adeli at all (2019)

8. The first 1,000 days of life: The brain’s window of opportunity https://www.unicef-irc.org/article/958-the-first-1000-days-of-life-the-brains-window-of-opportunity.html Truy cập ngày 25/10/2023

9. How your baby’s immune system develops https://www.pregnancybirthbaby.org.au/how-your-babys-immune-system-develops Truy cập ngày 25/10/2023

10. Breastfeeding https://www.cdc.gov/breastfeeding/faq/index.htm#howlong Truy cập ngày 25/10/2023

11. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/# Truy cập ngày 25/10/2023

12. Reverri et al (2018)

13. Pickering et al (1998)

14. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/aem.02063-08 Truy cập ngày 25/10/2023

15. The Role of Gangliosides in Neurodevelopment https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446785/#:~:text=The%20vital%20role%20of%20gangliosides,and%20distribution%20of%20brain%20gangliosides%2C Truy cập ngày 25/10/2023

16. Gurnida, D.A et al. Early Hum. Dev. 88, 595-601 (2012)

17. The Role of Gangliosides in Neurodevelopment https://www.researchgate.net/publication/277963246_The_Role_of_Gangliosides_in_Neurodevelopment Truy cập ngày 25/10/2023

18. Vazhappilly et al. (2013)

19. Bovier et al. (2014)

Phiên bản hiện tại

08/12/2023

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Phạm Hải Uyên

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKII Phạm Hải Uyên

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 2


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo