backup og meta

10 tác hại của ngủ nhiều khiến cơ thể bạn luôn ốm yếu

10 tác hại của ngủ nhiều khiến cơ thể bạn luôn ốm yếu

Thói quen ngủ quá ít có thể để lại nhiều hậu quả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhưng không có nghĩa là bạn ngủ nhiều thì sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy tác hại của ngủ nhiều là gì?

Ngủ nhiều có tốt không? Thực tế, hiện tượng ngủ nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến não bộ của bạn mà còn khiến bạn gặp vấn đề về tim mạch, tiểu đường, huyết áp…

Nếu bạn thắc mắc thời lượng ngủ trong bao lâu là hợp lý thì câu trả lời là từ 7-9 tiếng, theo như National Sleep Foundation. Tuy nhiên, mỗi người có thể có thời gian ngủ lý tưởng khác nhau. Cách để nhận biết bạn ngủ đủ là khi bạn ngủ và thức dậy cùng một thời gian, đều đặn mỗi ngày mà không cần báo thức, và cảm thấy tỉnh táo cũng như sảng khoái khi thức dậy.

Vậy ngủ nhiều có tác hại gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu 10 tác hại của việc ngủ nhiều dưới đây để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học và có thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn nhé.

1. Tác hại của ngủ nhiều khiến bạn tăng cân

Ngủ nhiều có tốt không? Bạn ngủ nhiều sẽ khiến chất béo tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài nên làm bạn dễ tăng cân. Khi bạn tăng cân, bạn có thể gặp một số hậu quả như đau nửa đầu, ăn không ngon miệng, khó thụ thai, cơ thể đau nhức, tăng mức cholesterol trong máu… Hơn thế nữa, dù bạn có thực hiện chế độ ăn kiêng hay tập thể dục thì cũng trở nên vô ích khi tăng cân do ngủ nhiều.

Một nghiên cứu đã chứng minh những người ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm có xu hướng bị béo phì cao hơn 21% những người ngủ 7 – 8 giờ trong khoảng thời gian 6 năm.

2. Ngủ quá nhiều khiến bạn hay bị nhức đầu

Ngủ nhiều có sao không? Bạn sẽ có nguy cơ bị đau nửa đầu hoặc đau đầu khi ngủ quá nhiều. Người ta thường gọi hiện tượng này là “đau đầu cuối tuần” bởi cho rằng nó được gây ra bởi sự gián đoạn về mức độ dẫn truyền thần kinh như serotonin. Tương tự như vậy, ngủ trưa quá nhiều cũng khiến bạn khó để có giấc ngủ ngon vào buổi tối nên dễ gặp chứng đau đầu vào buổi sáng.

Như vậy, ngủ trưa bao nhiêu là đủ? Bạn chỉ cần chợp mắt buổi trưa trong từ 10 – 20 phút là có thể tỉnh táo vào buổi chiều. Nếu bạn ngủ trưa quá 30 phút thì khi tỉnh lại sẽ dễ bị uể oải và mệt mỏi hơn nhiều và ngủ sau 3 giờ thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.

3. Tác hại của ngủ nhiều khiến bạn đau lưng

ngủ nhiều có tốt không

Nằm nhiều có tốt không? Nếu bạn bị đau lưng thì ngủ nhiều sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Bạn nằm ngủ trong một thời gian dài ở một vị trí sẽ gây ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức người thêm.

Bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng nên hoạt động thể chất nhẹ và ngủ trong thời gian tối thiểu để dành thời gian cho việc tập thể dục.

4. Ngủ quá nhiều làm ảnh hưởng đến não bộ

Tác hại của ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ. Điều này sẽ làm bạn kém tập trung, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày thậm chí khiến bạn tăng rủi ro mắc bệnh về tâm lý.

5. Ngủ nhiều khiến bạn mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu được công bố trên trang American Sleep Association đã cho thấy những người ngủ 9 – 11 giờ mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 28%. Ngoài ra, tác hại của ngủ nhiều còn khiến bạn tăng nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch tới 34%.

Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn kết hợp với lối sống ít vận động và tăng cân khiến bạn có rủi ro mắc bệnh tiểu đường tuýp II.

6. Ngủ nhiều khiến bạn rối loạn nhịp sinh học

Ngủ nhiều có tốt không? Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm tự nhiên. Những rối loạn này có thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại dễ buồn ngủ vào ban ngày.

Bạn có thể khôi phục nhịp sinh học của mình bằng cách không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tạo không gian phòng ngủ thoải mái, lưu ý về chế độ ăn cũng như xây dựng thói quen tập thể dục.

7. Tác hại của việc ngủ nhiều khiến bạn trầm cảm

ngủ nhiều có tốt không

Ngủ quá nhiều là bệnh gì? Trong khi rối loạn giấc ngủ và trầm cảm thường đi đôi với nhau thì tác hại của ngủ nhiều đã được chứng minh là ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi bệnh. Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều cũng là một trong những dấu hiệu đáng lưu ý của bệnh trầm cảm.

Nhìn chung, những người ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm thường có điểm số đo lường sức khỏe tâm trạng thấp hơn so với những người ngủ đủ giấc. Vì thế, bạn nên xây dựng thói quen ngủ lành mạnh để giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm.

8. Ngủ nhiều cũng khiến bạn… mệt mỏi

Tình trạng ngủ ít có thể khiến bạn mệt mỏi là điều hiển nhiên nhưng tại sao ngủ nhiều cũng khiến bạn mệt mỏi? Điều này là do ngủ nhiều sẽ khiến bạn thức giấc thường xuyên hơn nên bạn ít có thời gian nghỉ ngơi trong lúc ngủ.

Cơ thể mệt mỏi vào ban ngày có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của bạn như làm thay đổi tâm trạng, giảm khả năng nhận thức và khiến bạn dễ gặp tai nạn.

9. Ngủ nhiều làm giảm khả năng sinh sản

Ngủ nhiều có tốt không? Sự giải phóng hormone bao gồm cả khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi lịch trình thức giấc của bạn. Phụ nữ ngủ quá nhiều khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng thụ thai thấp hơn 43% so với những người ngủ với thời gian hợp lý. Trong khi đó, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm lại tăng hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm tới 46%.

10. Ngủ nhiều khiến bạn tăng nguy cơ tử vong

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc bạn thường xuyên ngủ quá nhiều và nguy cơ tử vong sớm. Trong khi nguyên nhân của mối quan hệ này vẫn chưa được biết chính xác thì nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của ngủ nhiều làm bạn dễ bị viêm. Ngoài ra, những yếu tố góp phần khiến một người tử vong sớm do ngủ nhiều là vì tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì.

Khi biết được tác hại của ngủ nhiều thì bạn chỉ nên xây dựng thói quen ngủ mỗi ngày từ 7 – 9 giờ đối với người trưởng thành và từ 7 – 8 giờ đối với người trên 65 tuổi để không làm hại sức khỏe.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngủ nhiều có tốt không. Tác hại của ngủ nhiều có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì thế, bạn nên bắt đầu thói quen đi ngủ sớm vào mỗi tối và đặt báo thức dậy sớm vào sáng hôm sau để có thói quen ngủ lành mạnh. Sau đó, bạn hãy ăn sáng nhẹ và tập thể dục mỗi ngày để cơ thể minh mẫn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào mỗi tối. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày để đồng hồ sinh học của cơ thể luôn khoa học nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How Much Sleep Do We Really Need?

https://www.sleepfoundation.org/how-sleep-works/how-much-sleep-do-we-really-need

Ngày truy cập: 17/2/2023

Short and long sleep are positively associated with obesity, diabetes, hypertension, and cardiovascular disease among adults in the United States

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20621406/

Ngày truy cập: 17/2/2023

Sleep Duration in Midlife and Later Life in Relation to Cognition

https://doi.org/10.1111/jgs.12790

Ngày truy cập: 17/2/2023

Is Too Much Sleep Bad for You?

https://www.sleepassociation.org/sleep-health/much-sleep-bad/

Ngày truy cập: 17/2/2023

Sleep duration, but not insomnia, predicts the 2-year course of depressive and anxiety disorders

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24345733/

Ngày truy cập: 17/2/2023

 

Phiên bản hiện tại

05/09/2023

Tác giả: Hoa Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoa Vũ


Bài viết liên quan

Ôm nhau ngủ có thật sự giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn?

9 lý do sau đây sẽ làm bạn muốn ngủ nhiều hơn!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 05/09/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo