Điều trị bằng thuốc có thể giúp kiểm soát các rối loạn. Ngoài ra, liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) cũng có thể giúp tìm ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, để người bệnh kiểm soát tốt hơn việc sử dụng thời gian.
Bạn có thường xuyên mệt mỏi?
Khả năng kiểm soát hành động và suy nghĩ của bạn thay đổi từng ngày, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm việc ngủ đủ giấc. Nếu bạn ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, sẽ làm cho não dễ bị xao lãng, khó tập trung hoàn thành công việc cần làm.
Một số triệu chứng khác cho thấy bạn cần ngủ nhiều hơn bao gồm:
- Cảm thấy buồn ngủ khi đang xem ti vi hoặc đọc sách;
- Cảm thấy khó chịu;
- Ngủ nhiều hơn vào cuối tuần;
- Khó thức dậy vào buổi sáng.
Để có giấc ngủ tốt cho sức khỏe, bạn cần duy trì thời gian ngủ và thức dậy. Nói không với thuốc lá, rượu bia, cafein và các bữa ăn quá no trước khi đi ngủ vài giờ vì chúng sẽ làm bạn khó ngủ.
Có thể bạn đang quá lo âu chăng?
Tình trạng này có nghĩa là não của bạn phản ứng thái quá với những cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm thấy vô cùng tệ hại, mặc dù tình hình đang không đến nỗi nào. Một số người hay lo âu sẽ lâm vào tình trạng tốn nhiều năng lượng lo lắng chuyện gia đình, sức khỏe, tiền bạc hoặc công việc, khiến họ cảm thấy khó khăn khi tiến hành các công việc hàng ngày. Bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề sau:
- Căng cơ;
- Béo phì;
- Ngủ khó;
- Khó chịu.
Giải pháp là: hãy ngưng ngay những cảm xúc lo lắng thái quá và thực hiện 10 lần động tác thở sâu, chậm rãi hoặc thế chỗ những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Thêm vào đó, việc ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, không bỏ bữa ăn cũng rất quan trọng cho sức khỏe. Hãy ghi chép lại các hoạt động hàng ngày để tìm ra nguyên nhân gây nên lo lắng và nếu cần thiết, bạn có thể dùng thuốc để điều trị hoặc trò chuyện với bác sĩ trị liệu để kiểm soát tình hình.
Bạn có đang đối mặt với trầm cảm?
Có phải muộn phiền đang dần xâm chiếm tâm trí bạn? Bạn có thể sẽ cảm thấy thiếu sức sống, thậm chí không còn tâm trạng cho các hoạt động yêu thích và thường đôi khi bạn cảm thấy không được giúp đỡ, tự chỉ trích bản thân, rồi sau đó rơi vào chế độ “tắt máy”- không muốn làm bất cứ việc gì. Tất cả đều cho thấy, bạn đang rơi vào giai đoạn đầu của trạng thái trầm cảm.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác bao gồm:
- Cảm giác buồn bã không dứt;
- Chán ăn và giảm cân, hoặc ăn quá nhiều và tăng cân đột ngột;
- Cảm giác không thoải mái hoặc khó chịu;
- Suy nghĩ tự tử hoặc không muốn sống.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!