Tình trạng trẻ thở khò khè vẫn chưa đủ để kết luận bé mắc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nếu con của bạn cứ liên tục thở khò khè, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhé.
Những nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh thở khò khè
Sau đây là một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh thở khò khè mà bạn nên lưu ý:
- Tình trạng mềm sụn thanh quản
- Xuất hiện dị vật ở đường hô hấp
- Viêm thanh phế quản cấp tính
- Viêm amiđan cấp tính
- Một số bệnh bẩm sinh như bệnh tim, dị tật hộp sọ, khối u ở phổi…
Điều trị tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh
Máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho không khí. Điều này góp phần giúp giảm tình trạng tắc nghẽn ở đường hô hấp, khiến cho luồng khí đi vào phổi dễ dàng hơn, do đó tình trạng thở khò khè ở trẻ cũng sẽ giảm đi.
Dụng cụ hút mũi
Bạn có thể thử sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ đi chất nhầy ra khỏi đường hô hấp trên ở trẻ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng đường mũi và đường dẫn khí của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy hãy thực hiện các thao tác một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn nên khử trùng các dụng cụ này sau mỗi lần sử dụng.
Dược phẩm
Đối với tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh, bạn không nên cho trẻ tự ý dùng thuốc mà hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê những loại thuốc phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý không nên cho trẻ sơ sinh dùng mật ong điều trị tình trạng thở khò khè bởi vì mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ.
Thở khò khè là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đừng quá lơ là mà hãy đưa bé đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!