🔥 Bài đăng hot nhất

Tại sao bé bú mẹ hay bị vặn mình?

Lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Nhiều mẹ có thắc mắc "tại sao bé bú mẹ hay bị vặn mình?". Vặn mình, giật mình hay rướn người ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp. Các biểu hiện này gây nên tình trạng ngủ không ngon giấc ở trẻ khiến bố mẹ lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này thông qua bài viết sau đây và các phương pháp để cải thiện tình trạng này nhé.

Tại sao bé bú mẹ hay bị vặn mình?

Một số người cho rằng bé sơ sinh có biểu hiện vặn mình, gồng người, đỏ mặt trong giấc ngủ đêm chứng tỏ con đang phát triển và lớn nhanh. Tuy nhiên, một số khác lại tỏ ra lo ngại vì lâu dài để trẻ vặn mình nhiều có thể làm biến dạng cột sống còn non nớt của bé.

Môt số nguyên nhân khiến trẻ vặn mình trong đêm đã được đưa ra:

- Thứ nhất, nguyên nhân có thể do các bé vẫn chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài. Khi còn trong bụng mẹ, môi trường trong tử cung chật hẹp, không đủ không gian để bé thoải mái, trong khi bên ngoài thì quá rộng rãi, thiếu cảm giác an toàn và khác biệt hoàn toàn. Chính vì thế, các bé có cảm giác bất an nên thường hay phản ứng bằng các động tác “khua chân múa tay” và vặn mình là cách mà mọi người vẫn thường gọi.

- Thứ hai, sau khi rời khỏi cơ thể mẹ, trẻ sơ sinh bị thiếu canxi đột ngột. Sự thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân khiến bé thường xuyên có biểu hiện rướn mình, gồng mình, quấy khóc và thức giấc giữa đêm.

- Thứ ba, trẻ vặn mình có thể do các bệnh lý như ngứa, nôn trớ,...

Về cơ bản, trẻ sơ sinh vặn mình chỉ là tình trạng sinh lý bình thường sau khi sinh được vài tuần. Biểu hiện trẻ vặn mình, đỏ mặt kéo dài chỉ trong vài phút. Ngoài những triệu chứng này, trẻ vẫn ăn ngon, tăng cân tốt thì không việc gì phải lo lắng. Nhưng nếu kèm theo đó là các biểu hiện khác như đổ mồ hôi, quấy khóc liên tục, thường xuyên mất ngủ, ăn uống khó khăn,... thì đây có thể là biểu hiện của chứng vặn mình bệnh lý. Thế nên, mẹ phải đưa bé đi khám sức khỏe để xác định chính xác nguyên nhân.

BIỆN PHÁP CHỮA TRẺ SƠ SINH HAY VẶN MÌNH MÀ CHA MẸ CẦN PHẢI BIẾT

Để hạn chế tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh các bậc cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

+ Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ phòng ngủ của trẻ vừa đủ, không được quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Cho trẻ bú vừa đủ, không nên cho trẻ bú quá no hoặc đói.

+ Sử dụng các loại tã phù hợp với làn da của trẻ, mặc quần áo rộng rãi để trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.

+ Lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ khi ngủ.

+ Mặc cho trẻ những bộ quần áo ngủ rộng rãi và đủ ấm.

+ Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ, giặt giũ chăn nệm trẻ thường xuyên, để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.

+ Thay tã cho trẻ thường xuyên, không nên để tã quá ẩm ướt.

+ Khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng, hát ru, vỗ về, vuốt ve, âu yếm để trẻ có cảm giác an toàn, được che chở khi ngủ.

+ Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng khi ánh sáng dịu nhẹ nhằm để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho các mẹ" tại sao bé bú mẹ hay bị vặn mình". Để con mình có được giấc ngủ ngon, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ các lý do khiến con mình hay rướn người, giật mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc để chữa trị cho trẻ một cách hiệu quả, giúp trẻ có thể được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.


3
16k
4 Bình luận

4 bình luận

kiến thức rất quan trọng, làm mẹ phải luôn học hỏi, cảm ơn bạn chia sẻ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ nha, để các mom biết lí do nè

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Không phải bú mẹ mà vặn mình, do bé chưa quen mt bên ngoài thui nên các mẹ đừng quâ lo

2 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@Vy Trần

các mẹ cứ bảo con thiếu canxi rồi bổ sung vô tội vạ í

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo