backup og meta

Tại sao da không hồng hào? 6 nguyên nhân khiến da xanh xao nhợt nhạt

Tại sao da không hồng hào? 6 nguyên nhân khiến da xanh xao nhợt nhạt

Làn da xanh xao nhợt nhạt khiến các bạn gái trở nên kém xinh, thiếu sức sống dù cho bạn đang khoác lên người bộ trang phục tươi tắn đến thế nào đi nữa. 

Nếu bạn đang tìm hiểu tại sao da không hồng hào và làm thế nào để khắc phục, lấy lại vẻ ngoài tươi tắn thì hãy đọc tiếp bài viết ngay sau đây. 

6 nguyên nhân thường gặp khiến da xanh xao nhợt nhạt

Da xanh xao là bệnh gì? Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

1. Bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính nhất định sẽ khiến da mặt xanh xao nhợt nhạt như:

2. Suy giáp khiến da mặt tái xanh thiếu sức sống

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Điều này khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại. Suy giáp có thể xảy ra do bệnh tự miễn, thiếu hụt nội tiết tố khi đang mang thai, bổ sung quá nhiều hoặc quá ít iốt. 

Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này bao gồm:

  • Da xanh xao nhợt nhạt
  • Mệt mỏi
  • Thường xuyên cảm thấy lạnh
  • Tăng cân
  • Nhịp tim chậm.

3. Thiếu axit folic khiến da xanh xao yếu ớt

Folate còn được gọi là axit folic hoặc vitamin B9, là dưỡng chất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể. Thiếu folate đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao bị thiếu máu, dẫn đến các tình trạng khác như da xanh xao nhợt nhạt, sưng lưỡi, khó chịu, ăn uống không ngon…

4. Thiếu hụt vitamin, đặc biệt vitamin B12 làm da nhợt nhạt thiếu sức sống

Da xanh xao nhợt nhạt
Thiếu hụt vitamin là một trong những nguyên nhân khiến làn da xanh xao kém sức sống

Vitamin B12 là một loại vitamin cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Cơ thể không thể tạo ra vitamin B12 và vitamin này cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc dùng viên uống bổ sung. 

Tình trạng thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu ác tính và biểu hiện qua những triệu chứng sau:  

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Da xanh xao vàng vọt.

5. Bệnh ung thư khiến da xanh xao nhợt nhạt

Bệnh nhân ung thư thường có biểu hiện xanh xao nhợt nhạt do thể trạng yếu như ung thư máu và ung thư phổi. Việc gây khó trong việc thở khiến cơ thể thiếu khí oxy. Ung thư máu khiến cơ thể thiếu hụt hồng cầu để đưa oxy lưu thông khắp cơ thể. Từ đó mà những người bệnh măc ung thư máu và phổi thường thường thần sắc da mặt nhợt nhạt.

6. Tại sao da không hồng hào? Thiếu máu do thiếu sắt

Trong những nguyên nhân khiến da xanh xao, nhợt nhạt thì tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thường phổ biến hơn cả. Thiếu máu do thiếu sắt xuất hiện khi cơ thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết để tạo thành huyết sắc tố. Đây là protein trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể.

Nguyên nhân đến từ việc bạn bị chấn thương, phẫu thuật hoặc vừa mới sinh con cũng như trải qua chu kỳ kinh nguyệt nặng, cơ thể suy giảm hấp thu sắt do lượng sắt trong chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Nếu không được điều trị, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh tim mạch vì bộ phận này phải tăng cường hoạt động bơm máu đi để bù đắp cho việc tế bào hồng cầu suy giảm khả năng vận chuyển oxy.

Ở trẻ em, tình trạng thiếu sắt sẽ liên quan đến các vấn đề phát triển. Đối với phụ nữ, thiếu máu do thiếu sắt tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn dễ gặp các biến chứng khi mang thai. 

Dấu hiệu thiếu sắt khiến da xanh xao nhợt nhạt

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến da xanh xao
Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến da xanh xao thiếu sức sống

Bên cạnh làn da nhợt nhạt xanh xao, có một số biểu hiện khác cho thấy bạn đang bị thiếu máu do thiếu sắt, gồm:

  • Mệt mỏi: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi mọi lúc, ngay cả sau khi vừa mới ngủ dậy và bị giảm sức bền hoặc sức chịu đựng
  • Chóng mặt: Khi lượng oxy lên não không đủ, cảm giác chóng mặt, choáng váng sẽ xuất hiện
  • Chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều kèm theo huyết đặc
  • Khô miệng, rát lưỡi
  • Đổ mồ hôi trộm
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở.

Da xanh xao làm sao để hồng hào trở lại?

Làn da rạng rỡ trắng hồng là điều dễ dàng thu hút ánh nhìn của mọi người. Do đó, việc tìm hiểu các mẹo giúp cải thiện tình trạng vẻ ngoài thiếu sức sống do làn da xanh xao nhợt nhạt là điều rất nên làm. Bạn hãy áp dụng các biện pháp sau:

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống khoa học là cách để có làn da hồng hào
Theo đuổi chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng là cách để có làn da hồng hào

Da mặt xanh xao nên ăn gì? Việc cải thiện sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng là điều được khuyến khích. Một số thực phẩm gợi ý cho bạn gồm:

Thực phẩm giàu chất sắt

  • Thịt bò nạc
  • Hàu
  • Thịt gà
  • Gà tây
  • Các loại đậu
  • Đậu hũ
  • Khoai tây nướng
  • Hạt điều
  • Các loại rau lá xanh đậm
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Bánh mì nguyên cám…

Thực phẩm giàu axit folic và vitamin B12 cải thiện da mặt xanh xao

  • Gan
  • Chuối
  • Đu đủ
  • Cà chua
  • Đậu thận
  • Măng tây
  • Đậu nành
  • Rau rocket
  • Cải Brussels
  • Bông cải xanh
  • Chiết xuất nấm men
  • Các loại hạt và quả hạch

Da xanh xao uống gì cho hồng hào?


Việc sử dụng viên uống bổ sung chứa cả 3 khoáng chất sắt – axit folic – vitamin B12 là một gợi ý hoàn hảo để hỗ trợ giải quyết vấn đề da xanh xao nhợt nhạt. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng nhận định rằng việc tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể bằng đường uống đem đến hiệu quả cao hơn so với việc chỉ nhận loại khoáng chất này từ thực phẩm thông thường. 

Do vậy, bạn có thể tham khảo sử dụng viên bổ sung sắt nhờ vào các ưu điểm như sau:

  • Bổ sung đầy đủ các thành phần tạo máu 
  • Giúp điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em, thanh thiếu niên
  • Ngăn ngừa thiếu sắt và axit folic 
  • Tiện dụng.

Sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định

Nếu hiện tượng da xanh xao nhợt nhạt của bạn có liên quan đến những tình trạng bệnh nhất định thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc phù hợp nhằm cải thiện tình hình.

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân khiến da xanh xao nhợt nhạt. Trong đó, có những nguyên nhân liên quan đến thói quen, lối sống thường ngày. Tình trạng sẽ được cải thiện nếu bạn thay đổi thói quen theo hướng tích cực. Nếu sau đó tình hình không được cải thiện, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục phù hợp.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Paleness

https://ufhealthjax.org/encyclopedia/content.aspx?contentID=003244&projectTypeID=1

Ngày truy cập: 10/4/2024

Anemia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360

Ngày truy cập: 10/4/2024

Iron Deficiency

https://www.hematology.org/education/patients/anemia/iron-deficiency

Ngày truy cập: 10/4/2024

https://ufhealth.org/paleness

Ngày truy cập: 10/4/2024

Anemia in Children and Teens: Parent FAQs

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chronic/Pages/Anemia-and-Your-Child.aspx

Ngày truy cập: 10/4/2024

Phiên bản hiện tại

25/11/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Serum trị mụn: Cách chọn đúng và dùng đúng để da sạch mụn

Mẹ bầu thiếu máu: Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo