backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Viêm phế quản có lây không? Cách phòng ngừa lây lan viêm phế quản

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 30/03/2023

    Viêm phế quản có lây không? Cách phòng ngừa lây lan viêm phế quản

    Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp rất thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra triệu chứng ho có đờm dai dẳng, sốt, mệt mỏi và nặng ngực. Nếu không điều trị, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Vậy, viêm phế quản có lây không nếu sống chung với người đang mắc bệnh? Và cách nào để phòng ngừa bệnh này hiệu quả?

    Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu viêm phế quản có lây không trong bài viết này nhé!

    Viêm phế quản là bệnh gì?

    Trước hết, bạn nên biết thực chất viêm phế quản là gì, vì sao lại mắc bệnh. Có như vậy bạn mới hiểu được viêm phế quản ở người lớn có lây không hay trẻ bị viêm phế quản có lây không.

    Bệnh viêm phế quản xảy ra khi các tiểu phế quản (ống dẫn khí trong phổi) bị viêm, kích ứng nên tiết ra quá nhiều chất nhầy. Có 2 loại viêm phế quản cơ bản bao gồm:

  • Viêm phế quản cấp tính: Phổ biến hơn và thường là do nhiễm virus, đôi khi do vi khuẩn. Các đợt viêm phế quản cấp tính có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày và triệu chứng dai dẳng trong khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, một số ít trường hợp viêm phế quản cấp cũng xảy ra ở người bị viêm phế quản mạn hoặc bị hen suyễn.
  • Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng ho có đờm kéo dài hơn 3 tháng một năm, trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Ho và viêm có thể do nhiễm trùng hoặc bệnh đường hô hấp, tiếp xúc với khói thuốc lá hay các chất kích thích khác trong không khí. Viêm phế quản mãn tính có thể gây tắc nghẽn luồng không khí trong phổi và được xếp vào nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Có thể bạn cần biết

    Viêm phế quản cấp tính có lây không?

    Bệnh viêm phế quản có lây không?

    1. Viêm phế quản cấp tính có lây không?

    viêm phế quản có lây không và lây như thế nào

    Thông thường, viêm phế quản cấp tính là do nhiễm virus hoặc nhiễm vi khuẩn nên câu trả lời cho vấn đề “Viêm phế quản có lây không?” là “Bệnh hoàn toàn có thể lây lan”. Viêm phế quản cấp thường là do cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm tiến triển thành. Những virus gây bệnh này dễ dàng lây lan từ người này sang người khác, đặc biệt là vào mùa đông.

    Viêm phế quản lây qua đường nào? Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện sẽ tạo ra các giọt bắn mang virus hoặc vi khuẩn lơ lửng trong không khí. Bạn sẽ bị lây bệnh viêm phế quản khi ở gần họ và hít phải các giọt nhỏ không khí chứa virus gây bệnh. 

    Ngoài ra, nếu bạn chạm vào bất kỳ vật hay thứ gì đó bị nhiễm virus gây bệnh, chẳng hạn như cánh cửa, mặt bàn,… sau đó bạn lại dùng tay mang tác nhân gây bệnh này chạm vào miệng, mắt hoặc mũi thì cũng sẽ nhiễm bệnh.

    • Viêm phế quản cấp tính do virus có thể lây nhiễm cho những người xung quanh trong ít nhất vài ngày đến một tuần. Nếu bạn đã bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, bệnh sẽ hết lây sau 24 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.
    • Tuy nhiên, trong các đợt cấp của viêm phế quản mạn tính hoặc viêm phế quản cấp tiến triển từ hen suyễn thì không có virus hay vi khuẩn truyền bệnh, do đó không lây lan.

    2. Viêm phế quản mạn tính có lây không?

    Bệnh viêm phế quản có lây không nếu là bệnh viêm phế quản mạn tính? Trong trường hợp mạn tính, câu trả lời cho vấn đề “Viêm phế quản mãn tính có lây không?” là “KHÔNG”. Vì trong trường hợp này bệnh không do những vi khuẩn hay virus có thể truyền nhiễm gây ra mà bởi đường thở bị kích thích trong thời gian dài. 

    Phòng ngừa sự lây lan của bệnh viêm phế quản

    viêm phế quản có lây không và cách phòng ngừa

    Sau khi đã biết được bệnh viêm phế quản có lây không, bạn nên biết thêm những biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả ngay tại nhà. Cụ thể như sau:

    • Đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc bệnh đường hô hấp khác.
    • Rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng chất khử trùng tay có chứa cồn.
    • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn khi chưa vệ sinh tay thật kỹ.
    • Tiêm phòng cúm và viêm phổi hàng năm.
    • Đừng hút thuốc, cố gắng bỏ thuốc lá và hạn chế khói thuốc xuất hiện xung quanh không gian sống của bạn.
    • Tránh xa hoặc cố gắng hạn chế tiếp xúc với những thứ gây kích thích đường thở (mũi, họng và phổi). Các chất gây kích ứng có thể bao gồm: bụi, nấm mốc, lông thú cưng, ô nhiễm không khí, khói và chất tẩy rửa.
    • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

    Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề: “Viêm phế quản có lây không?”, đồng thời có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 30/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo