Một số người chỉ bị viêm mũi dị ứng khoảng vài tháng/lần vì họ nhạy cảm với các chất kích ứng theo mùa, chẳng hạn như phấn hoa hoặc cỏ. Song, cũng có một số người lại gặp phải tình trạng này quanh năm nên đôi khi bị ho nhiều về đêm.
Hầu hết những người bị viêm mũi dị ứng đều có biểu hiện nhẹ, giống như cảm cúm thông thường với các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi,… có thể điều trị dễ dàng và hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, tình trạng ho nhiều về đêm gây mất ngủ, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.
4. Viêm phế quản mạn tính
Khi đi tìm nguyên nhân ho khó thở về đêm là bệnh gì, bạn có thể nghĩ đến viêm phế quản mạn tính.
Đây là tình trạng phế quản bị viêm trong thời gian dài. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người hút thuốc, người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại.
Người bệnh được chẩn đoán bị viêm phế quản mạn tính có các triệu chứng dai dẳng như:
- Khó thở, thở khò khè nhưng ít gặp
- Tức ngực
- Ho khạc ra đờm cả ngày và đêm nhưng tăng lên vào buổi sáng, khi tiếp xúc với các chất có tính chất kích ứng như khói thuốc lá, bụi bặm, khói than… hoặc khi cơ thể bị lạnh
- Mệt mỏi
Những người bệnh viêm phế quản mạn tính thường phải điều trị kéo dài và rất khó trị dứt điểm.
5. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ho nhiều về đêm
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Khi bệnh nhân nằm, axit dễ dàng trào ngược từ dạ dày lên thực quản và họng, rồi kích thích niêm mạc họng dẫn đến những cơn ho về đêm.
Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản còn có một số triệu chứng sau đây:
- Ợ chua, ợ nóng
- Ợ lên thức ăn
- Đau họng và khàn giọng
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau tức vùng thượng vị (ngay dưới xương ức)
6. Cảm cúm
Cảm cúm khác với cảm lạnh bởi tính khởi phát đột ngột và bạn có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như:
- Ho
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Hắt hơi liên tục
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Đau cơ và nhức mỏi cơ thể
- Có thể sốt hoặc không
Một số người có thể nôn mửa và tiêu chảy khi bị cúm, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

7. Chảy dịch mũi sau
Mỗi ngày, các tuyến trong mũi và cổ họng sẽ liên tục tiết ra khoảng từ 1-2 lít chất dịch nhầy để làm ẩm, làm sạch niêm mạc mũi và không khí. Khi chất nhầy tụ lại nhiều trong mũi xoang, chảy xuống thành sau của cổ họng thì được gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau.
Hội chứng này có thể xảy ra do những nguyên nhân như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch.
Hội chứng chảy dịch mũi sau là nguyên nhân gây ho nhiều về đêm, bởi tư thế nằm khiến bạn:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!