Bệnh cảm cúm là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Thông thường, tình trạng này có thể được điều trị tại nhà và sẽ khỏi sau khoảng một tuần.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh cảm cúm là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Thông thường, tình trạng này có thể được điều trị tại nhà và sẽ khỏi sau khoảng một tuần.
Cúm là một bệnh nhiễm virus, thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gồm mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đôi lúc bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
Nhiều người thường nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh vì hai tình trạng này đều do virus gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn có những điểm khác nhau.
Các dấu hiệu cảm cúm có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, đôi khi nó có thể gây tử vong. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột và có các triệu chứng sau:
Một số người có thể nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù các triệu chứng bị cảm cúm này thường xuất hiện ở trẻ em hơn người lớn.
Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu cảm cúm sau đây, bạn hoặc con bạn nên đến gặp bác sĩ:
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ em
Dấu hiệu bệnh cảm cúm ở người lớn
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do virus. Virus cúm thường lây lan qua dịch tiết của người bệnh khi họ ho, hắt xì hoặc nói chuyện. Bạn có thể hít phải virus trực tiếp hoặc chạm phải đồ vật nhiễm virus, như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Những người bị nhiễm virus có khả năng truyền nhiễm từ trước khi các triệu chứng cảm cúm xuất hiện cho đến khoảng năm ngày sau đó. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể truyền nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút.
Virus cúm liên tục thay đổi, với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Trước đây bạn bị cúm, cơ thể đã tạo ra kháng thể để chống lại loại virus đặc biệt đó. Nếu các virus cúm trong tương lai giống với chủng mà bạn gặp phải trước đây, các kháng thể đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tuy nhiên, các kháng thể không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng cúm mới. Do đó, bạn vẫn có thể mắc bệnh cúm trong tương lai.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc các biến chứng của bệnh bao gồm:
Đối với bệnh cảm cúm ở người lớn, tình trạng này thường không nghiêm trọng. Mặc dù bạn có thể cảm thấy khổ sở trong khi mắc bệnh, nhưng cúm thường hết sau một hoặc hai tuần mà không có tác dụng lâu dài. Nhưng trẻ em và người lớn tuổi có nguy cơ cao có thể bị biến chứng như:
Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng cảm cúm và có thể yêu cầu xét nghiệm để phát hiện virus cúm.
Trong thời gian khi cúm lan rộng, bạn có thể không cần xét nghiệm. Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.
Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán cúm. Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều bệnh viện và phòng thí nghiệm. Xét nghiệm PCR nhạy hơn các xét nghiệm khác và có thể xác định được chủng virus cúm.
Thuốc trị bệnh cảm cúm ở người lớn
Cảm cúm uống thuốc gì? Đây là điều nhiều người thường thắc mắc. Thực tế, các thuốc trị cảm cúm không kê đơn chỉ làm giảm triệu chứng, không chữa khỏi bệnh. Các thuốc này bao gồm:
Các thuốc trị cảm cúm trên thường có chứa nhiều hoạt chất giống nhau. Do đó, bạn không nên tự ý dùng hoặc dùng với liều gấp đôi vì có thể dẫn đến quá liều và các biến chứng khác. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng.
Các cách điều trị cảm cúm khác
Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong thời gian chờ khỏi bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm triệu chứng cúm:
Bạn có thể quan tâm: Trị cảm cúm bằng gừng có hiệu quả không? Cách thực hiện và những lưu ý
Bệnh cảm cúm có thể lây nhiễm cho người khác. Do đó, khi mắc bệnh, bạn nên có các biện pháp để tránh lây lan virus cho người khác, chẳng hạn như:
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!