Thang đo trên chỉ mang tính tham khảo. Các bé khác nhau sẽ có đặc điểm và sở thích khác nhau, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến tần suất cho bé ăn.
Đối với bé bú bình

Giống như trẻ bú sữa mẹ, trẻ bú bình với sữa công thức (trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa, cần cho bú thêm ngoài) cũng nên được cho bú theo nhu cầu của bé. Tính trung bình, mỗi lần mẹ cho bé bú nên cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ. Một lịch trình cho bé bú bình điển hình có thể là:
♦ Trẻ sơ sinh: cứ sau 2-3 giờ
♦ Trẻ 2 tháng tuổi: cứ sau 3-4 giờ
♦ Trẻ 4 đến 6 tháng tuổi: cứ sau 4-5 giờ
♦ Trẻ hơn 6 tháng tuổi: cứ sau 4-5 giờ
Đối với cả trẻ bú mẹ và bú bình

Có một số điều bố mẹ cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi đang bú sữa mẹ và bú bình:
♦ Không cho bé dưới 1 tuổi hấp thụ các loại chất lỏng khác không phải sữa công thức hoặc sữa mẹ, bao gồm cả nước trái cây và sữa bò. Chúng không cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp và có thể gây khó chịu cho bụng của bé. Đối với nước lọc, bạn có thể cho bé uống khi bé khoảng 6 tháng tuổi.
♦ Không cho thêm ngũ cốc cho bé vào bình sữa vì ngũ cốc có thể gây ra nguy cơ nghẹt thở cho bé. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của bé không đủ trưởng thành để tiêu hóa ngũ cốc. Chỉ nên cho bé ăn khi bé khoảng 4-6 tháng tuổi. Ngoài ra, điều này có thể khiến bé ăn quá mức.
♦ Không cho ăn bất cứ loại mật ong nào cho đến khi bé hơn 1 tuổi. Mật ong có thể gây nguy hiểm cho em bé, thường là ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
♦ Đừng áp đặt kỳ vọng của bạn lên bé vì mỗi bé có đặc điểm khác nhau. Trẻ thường sẽ có nhu cầu được ăn khác nhau tùy theo từng độ tuổi. Nếu bé gặp phải các tình trạng như trào ngược hoặc không chóng lớn, bạn có thể gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu về lịch trình và số lượng cho bé ăn phù hợp.
Làm thế nào để thiết lập lịch trình ăn uống cho bé dưới 1 tuổi?
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!