backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Ăn lựu khi mang thai có tốt cho thai kỳ? Mẹ cần lưu ý gì khi ăn?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 14/04/2023

Ăn lựu khi mang thai có tốt cho thai kỳ? Mẹ cần lưu ý gì khi ăn?

Nếu bạn muốn biết liệu uống nước ép lựu hoặc ăn lựu khi mang thai có lợi ích dinh dưỡng nào hay không, bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Như các bạn đã biết, ăn quả lựu khi mang thai là lựa chọn dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc ăn quả lựu trong quá trình mang thai và những lưu ý khi bổ sung loại trái cây này trong thai kỳ.

Vì sao ăn lựu khi mang thai tốt cho mẹ bầu và thai nhi?

Quả lựu có tác dụng gì với bà bầu? Sau đây là một số lợi ích đáng chú ý mẹ có thể quan tâm:

1. Giàu chất xơ

Nửa chén quả lựu chứa khoảng 5 g chất xơ. Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ khi mang thai để tránh táo bón và các vấn đề liên quan đến ruột khác xảy ra. Chất xơ trong quả lựu sẽ giúp điều chỉnh sự tiêu hóa của ruột mà không gây ra bất kỳ khó chịu nào. Bạn nên hấp thu khoảng 25 – 30g chất xơ mỗi ngày trong khi mang thai.

2. Giàu sắt

ăn lựu khi mang thai 1

Khi ăn trái cây có nhiều chất sắt, cơ thể sẽ tự động tạo ra một lượng dự trữ sắt, giúp bạn tăng nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai. Lựu là một trong những nguồn giàu chất sắt. Mẹ bầu không có đủ chất sắt trong cơ thể sẽ bị thiếu máu dẫn đến nhiều vấn đề cho cả thai nhi và bản thân. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ có nguy cơ bị sinh non. Trẻ sinh ra trong những trường hợp như vậy thường nhẹ cân khi sinh.

Để giữ sắt ở mức tốt nhất nhằm giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ kê một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Tuy nhiên, ăn quả lựu là một cách tự nhiên và tuyệt vời để đảm bảo bạn tiêu thụ lượng sắt cần thiết trong thói quen ăn uống hàng ngày. Nếu uống thuốc, bạn hãy nói với bác sĩ về việc ăn quả lựu để không hấp thu quá liều lượng sắt được khuyến cáo.

3. Giàu vitamin C

Lựu là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Vitamin C giúp cơ thể hấp thu tất cả chất sắt từ các nguồn thực phẩm khác nhau và thậm chí là chất bổ sung sắt. Khi ăn, hàm lượng vitamin C trong quả lựu sẽ giúp hấp thụ sắt tốt hơn, mang lại cho bạn nhiều lợi ích.

Một số lợi ích sức khỏe của việc uống nước ép lựu hoặc ăn lựu khi mang thai

1. Đáp ứng nhu cầu calo của bạn

Khi có thai, bạn cần từ 2.000 đến 2.200 calo. Cứ 240 ml nước ép lựu có chứa gần 136 calo, cung cấp cho bạn lượng calo lành mạnh cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nước ép lựu cung cấp cho bạn rất nhiều calo, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu calo của cơ thể.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng trong chế độ ăn uống của bạn vẫn bao gồm các loại trái cây và rau quả khác để giúp hấp thụ nhiều calo hơn.

2. Bổ sung folate

Trong thời kỳ mang thai, folate đóng một vai trò quan trọng đối với cả bạn và sự phát triển của thai nhi. Một khẩu phần nước ép lựu sẽ cung cấp cho bạn 60 mg lượng folate tự nhiên. Trong khi bạn đang mang thai, bạn nên uống khoảng 600 mg folate hàng ngày và tối thiểu là 400 mg mỗi ngày.

Hấp thu lượng folate thích hợp trong khi mang thai sẽ giữ cho em bé được an toàn và được bảo vệ chống lại các dị tật bẩm sinh khác nhau, bao gồm khiếm khuyết ống thần kinh.

3. Giàu vitamin K

ăn lựu khi mang thai

Quả lựu là một nguồn tuyệt vời chứa vitamin K. Một ly nước ép quả lựu chứa 26,1 mcg vitamin K. Hàng ngày, mẹ bầu cần khoảng 90 mcg vitamin K nên hãy ăn lựu khi mang thai nhé. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển xương của bé. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ trong quá trình đông máu.

4. Giàu kali

Bạn cần khoảng 4.700 mg kali trong suốt thai kỳ. Uống 240ml nước ép lựu trong một ngày sẽ đảm bảo bạn có được 538 mg kali, là một chất dinh dưỡng quan trọng khi bạn mang thai.

Chứng chuột rút, đặc biệt là ở chân, khá phổ biến trong thời kỳ mang thai. Việc ăn, uống thực phẩm giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa và thậm chí giảm bớt chứng chuột rút. Kali cũng hỗ trợ hoạt động của cơ và các dây thần kinh. Khi bạn có thai, lượng máu trong cơ thể bạn sẽ tăng lên đáng kể. Kali sẽ giúp điều chỉnh lượng máu trong cơ thể bạn luôn ở mức ổn định.

5. Giàu chất chống oxy hóa

Quả lựu giàu chất chống oxy hóa. Chất này có nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa giúp thai nhi giảm nguy cơ gặp các vấn đề về não bộ. Chúng có vai trò sửa chữa bất kỳ thiệt hại nào của các gốc tự do cho đến các tế bào của nhau thai.

Một nhóm các chất chống oxy hóa được biết đến như polyphenol giúp làm giảm tổn thương não do thiếu oxy, thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

6. Cải thiện mật độ xương

Ăn lựu giúp tăng hàm lượng canxi trong xương ở phụ nữ mang thai. Thường xuyên ăn trái cây này có thể ngăn ngừa mất xương và cũng tăng cường quá trình hình thành xương.

7. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Chất chống oxy hóa và vitamin trong quả lựu được biết đến là có thể tăng cường khả năng miễn dịch của và chống nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên uống nước ép lựu khi mang thai để nhận được lợi ích này.

Ăn lựu khi mang thai giúp ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ

ăn lựu khi mang thai 2

Một nghiên cứu gần đây cho biết, nước ép lựu ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật, sinh non và các vấn đề về tăng trưởng khi phụ nữ mang thai sử dụng nó thường xuyên.

Khi có sự gia tăng các gốc tự do, các tế bào trong cơ thể chịu sự oxy hóa. Nước ép lựu có chứa một lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do trong những lần mang thai phức tạp. Oxy hóa góp phần gây ra vấn đề của nhau thai, dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật, nơi mà mức độ huyết áp của phụ nữ mang thai tăng đột biến. Do đó, các vấn đề về nhau thai có thể làm giảm cân ở trẻ sơ sinh và cũng dẫn đến sinh non.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu ăn sung được không? Ăn bao nhiêu là hợp lý?

Lưu ý khi ăn lựu trong quá trình mang thai

Ngoài những lợi ích của việc ăn và uống nước quả lựu trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh dùng chiết xuất từ vỏ lựu vì nó có thể gây co thắt dẫn đến chuyển dạ sớm;
  • Nước ép lựu có hàm lượng calo cao, do đó bạn nên uống với lượng vừa phải;
  • Lựu khi vào cơ thể sẽ tương tác với một số loại thuốc khác như thuốc giảm loãng máu, thuốc ức chế ACE, statin và thuốc trị huyết áp.

Hãy thêm quả lựu một cách phù hợp vào chế độ ăn uống khi mang thai để có được những lợi ích tốt nhất cho bạn và bé yêu. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 14/04/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo