backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu ăn đậu đen được không, uống nước đậu đen được không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 01/04/2022

    Bà bầu ăn đậu đen được không, uống nước đậu đen được không?

    Bà bầu ăn đậu đen được không? Bà bầu uống nước đậu đen được không là băn khoăn của khá nhiều phụ nữ mang thai bởi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình bầu bí. 

    Khi có em bé, phụ nữ dường như quan tâm hơn đến vấn đề ăn uống bởi những gì bạn hấp thụ vào cơ thể cũng đều ảnh hưởng đến thiên thần nhỏ trong bụng. Nếu như bình thường thì đậu đen là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và luôn được đánh giá cao bởi nhiều dưỡng chất nhưng liệu trong lúc mang thai, bà bầu ăn đậu đen được không, có uống nước đậu đen được không hay uống sữa đậu đen được không ? Nếu như bạn cũng đang có cùng câu hỏi trên thì hãy để Hello Bacsi giải đáp thắc mắc qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau nhé. 

    Bà bầu ăn đậu đen được không?

    Nhiều mẹ bầu băn khoăn thắc mắc rằng bà bầu ăn đậu đen được không? Câu trả lời là có. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn đậu đen mà không gặp phải trở ngại nào. Đặc biệt là vào những ngày trời nóng bức thì 1 bát chè đậu đen đường phèn hoặc 1 ly nước đậu đen hay 1 ly sữa đậu đen mát lạnh sẽ trở thành gợi ý tuyệt vời giúp bạn giải nhiệt thay vì dùng các loại thức uống công nghiệp. 

    Chưa kể đến, đậu đen cũng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt lành, 120 gram đậu đen đem đến hàm lượng dinh dưỡng như sau

  • Lượng calo: 109
  • Chất béo: 0,4g
  • Natri: 461mg
  • Carbohydrate: 20g
  • Chất xơ: 8,3g
  • Đường: 0,3g
  • Chất đạm: 7,3g
  • Folate: 73mcg
  • Sắt: 2,3mg
  • Thiamin: 0,17mg 
  • 5 lợi ích của đậu đen đối với bà bầu

    bà bầu ăn đậu đen được không

    Sau khi tìm hiểu bà bầu ăn đậu đen được không, bà bầu uống nước đậu đen được không thì cũng đừng bỏ qua việc tìm hiểu những công dụng của đậu đen với phụ nữ mang thai bạn nhé:

    1. Bà bầu ăn đậu đen tốt cho tim mạch 

    Trái tim của mẹ bầu sẽ phải hoạt động nhiều và vất vả hơn so với phụ nữ không mang thai. Điều này đến từ nhu cầu của cơ thể phải được bổ sung máu tăng lên do thai nhi trong bụng mẹ lớn dần. Chất xơ hòa tan sẽ gắn cholesterol giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol vào máu. Từ đó giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch bằng việc giảm cholesterol máu. Do vậy, câu trả lời cho việc bà bầu ăn đậu đen được không không chỉ là ăn được mà việc ăn đậu đen còn được đánh giá là tốt cho mẹ bầu. 

    Chưa hết, đậu đen rất có lợi trong việc chống lại cholesterol xấu. Với việc giảm lượng cholesterol xấu trong máu sẽ làm giảm sự dày lên của thành mạch góp phần ngăn ngừa sự xuất hiện của đột quỵ và các cơn đau tim.

    2. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

    Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai thường cao nên sức khỏe của hệ tiêu hóa trở thành vấn đề cần được chú ý vì nếu thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, bé sẽ thể không phát triển một cách toàn diện và đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe khác khi chào đời. Đậu đen không những ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng mẹ bầu cần đến. Mặt khác, loại thực phẩm này rất dễ hấp thụ vào cơ thể và giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. 

    3. Bà bầu ăn đậu đen được không? Ăn để cân bằng đường huyết 

    Nhìn chung, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau sinh và ngay cả em bé trong bụng cũng tiềm ẩn nguy cơ tương tự. Nguyên nhân chính xác của tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được biết. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi mang thai sự bài tiết các hormon liên quan đến thai như lactogen, estrogen, progesteron, prolactin do nhau thai tiết ra gây kháng insulin gây tăng đường máu. Nồng độ các hormone tăng dần theo trọng lượng thai dẫn đến tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. 

    Trong thai suốt thai kỳ, bạn có thể dùng đậu đen là một phương thuốc tự nhiên để giữ lượng đường trong cơ thể ở mức cân bằng khá hữu ích. 

    4. Cung cấp dinh dưỡng tốt cho trí não em bé

    Hàm lượng axit folic và omega-3 trong đậu đen được xem như chất dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển của các ống thần kinh của thai nhi. Ống thần kinh này là phôi của não thai nhi trong giai đoạn đầu. Bổ sung đầy đủ axit folic đóng vai trò quan trọng nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện của khuyết tật não trong quá trình phát triển của thai nhi.

    5. Ăn đậu đen khi mang thai tốt cho xương

    Trong giai đoạn bầu bí, nhu cầu tăng cường dưỡng chất cho xương chắc khỏe của phụ nữ mang thai cũng rất cao. Em bé cần canxi để phát triển xương, răng cũng như hộp sọ và sẽ lấy dưỡng chất này từ chính cơ thể của người mẹ. Trong trường hợp bạn không có đủ canxi thì có thể gặp phải các vấn đề như loãng xương, xương yếu, tiền sản giật, loạn nhịp tim. 

    Do vậy, việc bổ sung canxi từ đa dạng các loại thực phẩm, chẳng hạn như đậu đen là điều được khuyến khích. Hàm lượng canxi, phốt pho, magiê và các khoáng chất khác trong đậu đen rất tốt như dinh dưỡng cho xương.

    Cuối cùng, đậu đen còn chứa một loại đường phức tạp tên là oligosaccharides. Cơ thể chúng ta thiếu enzyme để phá vỡ loại đường này một cách tự nhiên. Do đó, khi vào hệ tiêu hóa, các vi khuẩn sẽ tấn công oligosaccharides, thâm nhập và ăn chúng. Quá trình này sẽ tạo ra khí hydro và metan gây ra hiện tượng đầy hơi, khó chịu. Do vậy, mẹ bầu cần ngâm mềm đậu trước khi chế biến nhằm đảm bảo an toàn.

    Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc bà bầu ăn đậu đen được không. Mặt khác, dẫu rất tốt cho sức khỏe lẫn thai nhi thì bạn cũng không nên vì thế mà chỉ ưu tiên loại đậu này mà cần kết hợp thêm nhiều loại thực phẩm khác để làm đa dạng hóa chế độ dinh dưỡng. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 01/04/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo