backup og meta

Tiền mãn kinh và mãn kinh: Những “bí mật” mà các chị em nên biết!

Phụ nữ khi đến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có thể gặp phải nhiều thay đổi khó chịu về cả thể chất lẫn tinh thần. Để nhẹ nhàng vượt qua các thời kỳ này, cũng như phòng ngừa những vấn đề sức khỏe liên quan thì mọi phụ nữ nên chủ động tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Sau khi qua độ tuổi sinh sản, phụ nữ sẽ từ từ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Sự chuyển biến này là một tiến trình sinh học tự nhiên, không thể tránh khỏi. Trong suốt thời kỳ mãn kinh, chức năng buồng trứng sẽ suy giảm dần rồi ngưng hoạt động hẳn sẽ làm suy giảm nồng độ các nội tiết tố (hormone) nữ. Điều này dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, có thể gây mất cân bằng trong cảm xúc và đời sống ở nhiều phụ nữ. Để tìm hiểu rõ hơn về từng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Tiền mãn kinh và mãn kinh là gì?

1. Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh (perimenopause) là giai đoạn xảy ra trước thời điểm mãn kinh, lúc có kỳ kinh nguyệt cuối cùng ở phụ nữ. Thông thường, phụ nữ trong độ tuổi từ từ 40 – 50 sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh. Tuy nhiên, một số người có thể bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm hơn, khoảng cuối tuổi 30 hoặc trễ hơn (tiền mãn kinh muộn) sau khi 50 tuổi.

Trong khoảng thời gian tiền mãn kinh, nồng độ hormone nữ estrogen bắt đầu giảm dần, khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều và cuối cùng là mất kinh hoàn toàn. Trong giai đoạn cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất ngày càng ít estrogen hơn. Giai đoạn này kéo dài ít nhất là vài tháng và lâu nhất là 4 năm.

2. Mãn kinh là gì?

Mãn kinh (menopause) là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ do chức năng buồng trứng bị suy giảm hoàn toàn. Lúc này, quá trình rụng trứng không còn diễn ra và quá trình sản xuất estrogen từ buồng trứng cũng dừng lại. Giai đoạn mãn kinh được định nghĩa là thời điểm khi phụ nữ bắt đầu trải qua 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt.

Độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ thường nằm trong khoảng từ 45 – 55 tuổi. Thực tế, câu trả lời cho thắc mắc phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh sẽ khác nhau ở mỗi người, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như di truyền, chủng tộc, thói quen ăn uống, sinh hoạt, sức khỏe thể chất và tâm lý…

[embed-health-tool-ovulation]

Các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh 

Thời kỳ mãn kinh sẽ trải qua 3 giai đoạn nối tiếp nhau diễn tiến dần theo tuổi tác:

1. Giai đoạn tiền mãn kinh 

Giai đoạn này xảy ra trước khi mãn kinh, có thể kéo dài từ 8 – 10 năm trước khi phụ nữ có kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Biểu hiện thường thấy trong thời gian tiền mãn kinh là chu kỳ kinh nguyệt không đều do buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, có thể xuất hiện trước các triệu chứng mãn kinh. Lúc này, phụ nữ vẫn còn khả năng mang thai nhưng tỷ lệ thụ thai sẽ kém hơn ở độ tuổi sinh sản.

Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu cũng khác nhau ở mỗi người. Một số phụ nữ chỉ trải qua sự khó chịu ở thời gian cuối, khi gần chuyển sang mãn kinh nhưng vài người lại có triệu chứng nặng hơn trong suốt thời gian tiền mãn kinh.

2. Mãn kinh

Mãn kinh được xác định khi phụ nữ trải qua 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt. Lúc đó, buồng trứng sẽ ngừng sản xuất hormone nữ là estrogen và progesterone. Thời điểm mãn kinh có thể xảy ra sớm hoặc trễ hơn bình thường:

  • Mãn kinh sớm: khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh trước tuổi 45. Tình trạng này có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ảnh hưởng từ bệnh lý liên quan đến buồng trứng.
  • Mãn kinh muộn: là trường hợp phụ nữ mãn kinh sau độ tuổi 55, thậm chí là sau 60 tuổi.

3. Hậu mãn kinh

Hậu mãn kinh (postmenopause) là toàn bộ thời gian sau khi đã mãn kinh. Điều đó có nghĩa là phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh sẽ qua giai đoạn hậu mãn kinh đến hết đời. Phụ nữ hậu mãn kinh sẽ dễ gặp phải các bệnh phụ khoa và các vấn đề sức khỏe như loãng xương, bệnh tim mạch… do nồng độ estrogen trong cơ thể đã suy giảm nhiều.

Tiền mãn kinh và mãn kinh có những triệu chứng gì, kéo dài bao lâu?

Tiền mãn kinh và mãn kinh có sự liên quan chặt chẽ với nhau, đều chịu chung sự ảnh hưởng từ quá trình suy giảm estrogen, mất cân bằng nội tiết tố nữ. Các triệu chứng khởi phát ở cả hai giai đoạn này khá tương tự nhau. Trong đó, giai đoạn tiền mãn kinh thường biểu hiện nhẹ hơn, ít gây cảm giác nặng nề về mặt tâm lý so với mãn kinh.

Các triệu chứng thường xuất hiện khi tiền mãn kinh gồm:

  • Kinh nguyệt không đều, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (kỳ kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường), thay đổi lượng máu kinh
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, nóng giận, vui buồn không có lý do cụ thể
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt trầm trọng hơn
  • Đổ nhiều mồ hôi, cảm giác bốc hỏa trong người
  • Mất ngủ, khó ngủ
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Giảm ham muốn tình dục

Triệu chứng mãn kinh có thể ở mức độ năng hơn và thêm một số triệu chứng như:

  • Có cảm giác nóng đột ngột từ mặt ra toàn bộ cơ thể (bốc hỏa toàn thân)
  • Khô âm đạo, teo âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục, rối loạn chức năng tình dục
  • Có dấu hiệu trầm cảm nhẹ hoặc bị rối loạn lo âu
  • Giảm trí nhớ, mất tập trung, hay quên
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp
  • Khô da, khô các niêm mạc như mắt, miệng…
  • Dễ bị tăng cân, nhất là ở vùng bụng
  • Có nguy cơ loãng xương, bị giảm mật độ xương do thiếu hụt estrogen. 

Mức độ nặng, nhẹ và thời gian xuất hiện các triệu chứng ở mỗi phụ nữ thường không giống nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Các triệu chứng có thể kéo dài từ khoảng 6 tháng đến 10 năm, mức độ dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng. Sau đó, thời gian của các triệu chứng hậu mãn kinh có thể kéo dài khoảng 3 – 5 năm (trung bình là 3,84 năm) theo kết quả nghiên cứu đăng trên Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, khó chịu gây cản trở đến cuộc sống thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có cách điều trị giảm nhẹ. Hãy thăm khám ngay khi có các biểu hiện sau đây:

  • Rối loạn kinh nguyệt thất thường, chảy máu kinh nguyệt quá nhiều
  • Xuất huyết âm đạo bất thường sau khi đã mãn kinh
  • Bị chảy máu không rõ nguyên nhân khi đang điều trị bằng liệu pháp hormone
  • Các triệu chứng ngày càng trầm trọng, không thuyên giảm dù đã thử các cách điều trị tại nhà
  • Đau, khô âm đạo, có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, đau rát khi đi tiểu.

Tiền mãn kinh và mãn kinh: Nguyên nhân do đâu? 

nguyên nhân mãn kinh và tiền mãn kinh

Mọi phụ nữ đều sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Thời điểm bắt đầu thời kỳ này có thể sớm hoặc muộn là do:

1. Tuổi tác – suy giảm nội tiết tố tự nhiên 

Theo tiến trình tự nhiên, lượng nang trứng ở buồng trứng của phụ nữ sẽ giảm dần. Điều này đồng nghĩa với chức năng của buồng trứng cũng suy giảm (suy buồng trứng), giảm nồng độ hormone estrogen, làm giảm khả năng mang thai và đối diện với các tình trạng lão hóa như khô âm đạo, teo âm đạo, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…

2. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung

Cắt bỏ buồng trứng là một thủ thuật y tế tương đối an toàn để điều trị một số bệnh lý ở nữ giới. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ buồng trứng, phụ nữ có thể gặp một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như:

  • Giảm nồng độ nội tiết tố estrogen
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
  • Mãn kinh sớm và đẩy nhanh quá trình lão hóa
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và tim mạch.

Nếu phải cắt bỏ hoàn toàn hai buồng trứng và tử cung, phụ nữ sẽ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh sớm, bỏ qua giai đoạn tiền mãn kinh.

3. Hóa xạ trị

Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư bằng hóa trịxạ trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể nói chung hay sức khỏe phụ khoa nói riêng.

Theo kết quả nghiên cứu thu được từ Viện Y tế quốc gia (NIH), các chuyên gia cho biết thời kỳ mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn độ tuổi dự kiến do tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là điều trị ung thư vùng chậu. Tác dụng phụ của quá trình này sẽ làm suy giảm chức năng của buồng trứng.

4. Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng mất đi chức năng bình thường trước tuổi 40. Lúc này, buồng trứng sẽ không sản xuất đủ lượng hormone estrogen hoặc không rụng trứng theo chu kỳ. Đây cũng là lý do khiến thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn.

Tiền mãn kinh và mãn kinh được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

chẩn đoán mãn kinh và tiền mãn kinh

1. Chẩn đoán 

Với tiền mãn kinh, bác sĩ thường dựa trên tiền sử chu kỳ kinh nguyệt để chẩn đoán. Phụ nữ từ 40 tuổi trở đi thường sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh. Trước khi đưa ra chẩn đoán, bác sĩ cần loại trừ các trường hợp mang thai, vô kinh, suy buồng trứng nguyên phát hoặc các bệnh lý gây chảy máu tử cung bất thường.

Việc chẩn đoán mãn kinh thì sẽ dựa trên đánh giá lâm sàng cùng với thăm hỏi về các triệu chứng gặp phải. Mãn kinh được kết luận khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong suốt 12 tháng liên tục và không nghi ngờ do nguyên nhân nào khác. Việc thăm khám vùng chậu để kiểm tra tình trạng teo âm hộ, âm đạo cũng hỗ trợ quá trình chẩn đoán mãn kinh.

Một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm để có thêm thông tin đưa ra chẩn đoán, thường là trong các trường hợp đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng:

2. Điều trị 

Tiền mãn kinh và mãn kinh là một phần tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên. Việc điều trị ở đây là để giảm nhẹ các triệu chứng, cố gắng làm cân bằng nội tiết tố để cải thiện chất lượng cuộc sống, phòng ngừa các biến chứng liên quan đến thiếu hụt hormone. Các phương pháp được dùng trong quản lý, điều trị tiền mãn kinh và mãn kinh gồm:

2.1. Liệu pháp hormone thay thế

Liệu pháp hormone thay thế được sử dụng để điều trị các triệu chứng xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, tiền sử gia đình và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng hormone estrogen đơn lẻ hoặc kết hợp thêm hormone progesterone với liều lượng cụ thể.

Sử dụng phương pháp này trong thời gian dài có thể để lại một số tác dụng phụ và rủi ro. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, cũng như không nên tự ý sử dụng thêm liều.

2.2. Thuốc bôi âm đạo

Tình trạng khô âm đạo cũng khiến nhiều phụ nữ khó chịu trong cuộc sống khi đến tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Để giảm bớt vấn đề này, bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi âm đạo hoặc các dạng thuốc viên, đặt âm đạo có chứa estrogen.

2.3. Thuốc đặc trị

thuốc điều trị mãn kinh và tiền mãn kinh

Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì trong trường hợp không đáp ứng với liệu pháp hormone thay thế? Câu trả lời sẽ dựa trên đánh giá của bác sĩ khi muốn điều trị cụ thể triệu chứng gì, chẳng hạn như nhóm thuốc serotonin giúp giảm cơn bốc hỏa, thuốc điều trị loãng xương, thuốc giảm rụng tóc…

Các loại thuốc được sử dụng có thể là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) và gabapentin.

2.4. Thuốc điều trị và ngăn ngừa loãng xương

Tùy theo sức khỏe của từng cá nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng loãng xương. Bác sĩ có thể sẽ gợi ý cho bạn các loại thuốc chứa vitamin D, canxi với mục đích ngăn ngừa mất xương, duy trì sức khỏe xương.

2.5. Thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung

Một số sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung cũng được sử dụng để giúp kiểm soát các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu nhất quán về lợi ích khi sử dụng các sản phẩm như chiết xuất từ đậu nành, chiết xuất phấn hoa, ammonium succinate, lợi khuẩn… nhưng một số người đã nhận thấy hiệu quả trên bản thân khi dùng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về những nguy cơ và lợi ích cho biện pháp này nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Mách nhỏ các bí kíp chăm sóc trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh

Chăm sóc sức khỏe tốt trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, cân bằng, cũng như vui vẻ chấp nhận những thay đổi trong cơ thể. Mọi phụ nữ đều nên chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, thăm khám định kỳ để hạn chế những ảnh hưởng từ thời kỳ mãn kinh. Những việc bạn có thể làm là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D, vitamin B…
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại đến sức khỏe như hút thuốc lá, uống nước ngọt, cà phê, rượu bia…
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên để kiểm soát cân nặng, duy trì trạng thái cơ thể khỏe mạnh.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần, tham gia các hoạt động giúp thư giãn, giải tỏa cảm xúc như tập yoga, thiền chánh niệm, trị liệu tâm lý…

Mãn kinh và tiền mãn kinh: Các thắc mắc thường gặp

1. Khi có các triệu chứng tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?

có các triệu chứng tiền mãn kinh nên uống thuốc gì

Trước những thay đổi trong cơ thể gây ra các triệu chứng khó chịu khi qua tuổi trung niên, nhiều người sẽ tìm hiểu xem phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc hay nên bổ sung vitamin gì. Ngoài các thuốc dùng trong liệu pháp thay thế hormone theo chỉ định của bác sĩ trong một số trường hợp thì bạn có thể tham khảo bổ sung thêm những chất sau:

  • Vitamin A
  • Vitamin nhóm B như B12, B6…
  • Vitamin D
  • Vitamin E
  • Canxi

Ngoài thuốc, nhiều sản phẩm viên uống dành cho phụ nữ tiền mãn kinh cũng được nhiều chị em sử dụng để hỗ trợ điều trị giảm nhẹ các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, thay đổi tâm trạng. Một số sản phẩm viên uống giúp cân bằng nội tiết tố tốt hơn cho phụ nữ tiền mãn kinh trên thị trường hiện nay gồm:

  • Viên uống hỗ trợ Angela Gold từ Mỹ, với thành phần nổi bật là chiết xuất từ thảo dược quý Lepidium Meyenii cùng với tinh chất P. Leucotomos.
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Estriona, xuất xứ Úc với thành phần có isoflavone (chiết xuất từ chè ba hoa đỏ), chiết xuất hạt nho, canxi carbonat và magie oxit.
  • Thực phẩm chức năng Evening Primrose Oil nhập khẩu từ Úc, thành phần gồm có gamma linolenic axit (GLA) và vitamin E từ hoa anh thảo.
  • Viên uống Kobayashi dành cho phụ nữ tiền mãn kinh xuất xứ Nhật Bản với thành phần chiết xuất từ 13 loại thảo dược thiên nhiên (rễ cây đại hoàng, rễ cây nữ lang, xuyên khung, phục linh, rễ cây đương quy, tam bạch thảo…)
  • Viên uống Go Meno Free, xuất xứ New Zealand với thành phần gồm sâm withania, đương quy, cỏ ba lá đỏ, thiên ma, mầm đậu nành.
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Femarelle Rejuvenate sản xuất ở Israel, với thành phần hoạt chất độc quyền DT56a (chiết xuất từ đậu nành lên men) kết hợp với cám hạt lanh rang, vitamin B2 (riboflavin) và vitamin B7 (biotin).

2. Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống sữa gì tốt cho sức khỏe? 

tiền mãn kinh nên uống sữa gì

Phụ nữ tiền mãn kinh thường được khuyến khích bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi bước sang thời kỳ mãn kinh. Trong đó, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành là một trong các thực phẩm phù hợp cho phụ nữ tiền mãn kinh. Trong đậu nành có thành phần isoflavone được xem như phytoestrogen, tức là hoạt chất có cấu trúc giống estrogen nguồn gốc từ thực vật. Việc bổ sung phytoestrogen này có thể giúp giảm bớt các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm mà nhiều phụ nữ phải chịu đựng khi mãn kinh.

Do đó, phụ nữ tiền mãn kinh nên uống sữa đậu nành nguyên chất, không chế biến từ nguyên liệu biến đổi gene để bổ sung thêm phytoestrogen cho cơ thể. Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavone có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh, đồng thời ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ phòng ngừa loãng xương.

3. Khi bị mãn kinh sớm nên uống thuốc gì?

Mãn kinh sớm là các trường hợp phụ nữ bắt đầu mãn kinh từ trước 45 tuổi hoặc mãn kinh quá sớm khi trước 40 tuổi. Dấu hiệu mãn kinh sớm cũng là các triệu chứng mãn kinh nhưng xảy ra sớm hơn bình thường. Tình trạng này đồng nghĩa với buồng trứng bị suy giảm chức năng sớm hơn, tăng nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe như mất ngủ, giảm trí nhớ, lão hóa sớm, dễ mắc bệnh tim mạch, loãng xương, giảm khả năng sinh sản…

Vậy người bị mãn kinh sớm nên uống thuốc gì? Thực chất, việc điều trị không thể đảo ngược lại tình trạng mãn kinh mà chỉ giúp quản lý, giảm nhẹ các triệu chứng cũng như phòng ngừa các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. Các lựa chọn điều trị mãn kinh sớm cũng tương tự với mãn kinh, bao gồm:

  • Liệu pháp hormone thay thế
  • Thuốc estrogen tại chỗ (âm đạo)
  • Thuốc chống trầm cảm liều thấp như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)
  • Thuốc gabapentin
  • Thuốc paroxetin
  • Thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa loãng xương.

4. Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh có còn ham muốn không? Có nên dùng thuốc tăng ham muốn cho phụ nữ mãn kinh? 

Một trong những triệu chứng xảy ra ở thời kỳ mãn kinh là giảm ham muốn tình dục. Do đó, phụ nữ mãn kinh còn ham muốn không thì câu trả lời là không còn nhiều như trong độ tuổi sinh sản. Tuy vậy, một số phụ nữ vẫn có nhu cầu tình dục và mong muốn cải thiện tình trạng này.

Vậy phụ nữ mãn kinh có quan hệ được không thì hoàn toàn được. Thế nhưng, vấn đề khiến cho phụ nữ không còn hứng thú khi quan hệ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường đến từ các triệu chứng:

  • Mô âm đạo bị khô và mỏng hơn do suy giảm hormone estrogen và progesterone
  • Hạn chế cảm giác đạt cực khoái do nồng độ hormone thấp
  • Dễ bị mệt mỏi, khó chịu trong người, đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa gây mất ngủ
  • Thay đổi tâm trạng, dễ cáu kỉnh, căng thẳng do thiếu hụt estrogen

Để cải thiện, tăng nhu cầu ham muốn cho phụ nữ mãn kinh, các chị em cần cải thiện đời sống tâm lý, thể chất và cả nồng độ nội tiết tố nữ. Bạn có thể dùng chất bôi trơn gốc nước cho phụ nữ mãn kinh để giảm ma sát khi quan hệ, hạn chế tình trạng đau rát hoặc bôi kem chứa estrogen ở âm đạo.

5. Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh có mang thai và sinh con được nữa không? Mãn kinh bao lâu thì quan hệ không có bầu?

Mãn kinh bao lâu thì quan hệ không có bầu?

Phụ nữ tiền mãn kinh vẫn có khả năng mang thai và sinh con vì ở giai đoạn này, buồng trứng chưa suy giảm hoàn toàn chức năng. Thống kê cho thấy tỷ lệ thụ thai tự nhiên ở phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi 40 – 44 là khoảng 10 – 20%, sau đó giảm xuống còn 12% ở độ tuổi 45 – 59.

Khi qua mãn kinh, khả năng mang thai tự nhiên sẽ không còn nữa vì buồng trứng không còn hoạt động rụng trứng. Do đó, phụ nữ mãn kinh quan hệ sẽ không có thai được. Nếu muốn mang thai ở độ tuổi này, phụ nữ sẽ cần dùng đến phương pháp hỗ trợ như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Vậy nên, khi bạn được xác nhận đã mãn kinh thì không cần biết mãn kinh bao lâu sẽ quan hệ không dính bầu vì ngay khi mãn kinh buồng trứng đã ngừng hoạt động, chấm dứt khả năng sinh sản tự nhiên. Điều đó cũng đồng nghĩa bạn không có khả năng mang thai ngoài ý muốn khi đã mãn kinh.

6. Có kinh lại sau khi mãn kinh có sao không, có phải là dấu hiệu nguy hiểm không? 

Hiện tượng ra máu sau mãn kinh có thể khiến nhiều người nhầm tưởng rằng mình có kinh lại sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, đó không phải kinh nguyệt mà là tình trạng xuất huyết âm đạo, một biểu hiện bất thường sau khi mãn kinh. Nếu nhận thấy có triệu chứng xuất huyết dù ít hay nhiều từ âm đạo thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm kiếm nguyên nhân.

Xuất huyết âm đạo có thể xảy ra do nhiều lý do, thường không quá nguy hiểm nhưng đôi khi là dấu hiệu ban đầu cảnh báo ung thư. Do đó, bạn cần thăm khám sớm để kịp thời phát hiện và điều trị nếu có liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Những nguyên nhân có thể gây xuất huyết sau mãn kinh khiến nhiều người tưởng mình có kinh lại sau khi mãn kinh gồm:

7. Những bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là những bệnh gì? Làm thế nào để ngăn ngừa? 

Những bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Sự thiếu hụt hormone estrogen khi mãn kinh khiến cho nồng độ hormone mất cân bằng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe ở phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý như:

Do đó, để chủ động bảo vệ sức khỏe thì phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh nên:

  • Khám phụ khoa định kỳ (6 tháng/ lần)
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên.

8. Phụ nữ mãn kinh hay mất ngủ, bốc hỏa có nên dùng thuốc không? Đó là những loại nào? 

Phụ nữ mãn kinh hay mất ngủ, bốc hỏa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì nên điều trị giảm nhẹ theo tư vấn của bác sĩ. Bạn có thể dùng các thuốc hoặc sản phẩm bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh. Các lựa chọn trong điều trị triệu chứng mãn kinh liên quan đến thiếu hụt estrogen gồm:

  • Liệu pháp hormone thay thế bao gồm dùng thuốc estrogen, có hoặc không kết hợp với progesterone
  • Thuốc điều biến chọn lọc thụ thể estrogen (SERM) như bazedoxifene giúp giảm các triệu chứng mất ngủ, bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh
  • Sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung có chiết xuất từ thiên nhiên giúp bổ sung nội tiết tố, hỗ trợ cân bằng nội tiết, giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh.

Dù muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc hay sản phẩm nào cho phụ nữ mãn kinh hay mất ngủ, bốc hỏa thì bạn cũng đều cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Perimenopause https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21608-perimenopause Ngày truy cập 27/3/2025

Perimenopause or Menopausal Transition https://www.menopause.org.au/hp/information-sheets/perimenopause Ngày truy cập 27/3/2025

Menopause https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menopause/symptoms-causes/syc-20353397 Ngày truy cập 27/3/2025

Menopause https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21841-menopause Ngày truy cập 27/3/2025

What Is Menopause? https://www.nia.nih.gov/health/menopause/what-menopause Ngày truy cập 27/3/2025

Mãn kinh https://www.msdmanuals.com/vi/professional/ph%E1%BB%A5-khoa-v%C3%A0-s%E1%BA%A3n-khoa/m%C3%A3n-kinh/m%C3%A3n-kinh Ngày truy cập 27/3/2025

Cách đơn giản giúp cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh https://bvquan5.medinet.gov.vn/khoe-va-dep-an-toan/cach-don-gian-giup-can-bang-noi-tiet-to-cho-phu-nu-man-kinh-cmobile17242-162570.aspx

Phiên bản hiện tại

16/04/2025

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh? Tìm hiểu nhanh độ tuổi mãn kinh của phụ nữ

Vai trò của vitamin D trong ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh


Được đánh giá bởi: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi, Đa khoa, Hello Bacsi · Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 16/04/2025

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo