Loãng xương là tình trạng sức khỏe mà xương bị suy yếu đi, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn. Tình trạng này thường phát triển chậm, âm thầm trong vài năm và chỉ được chẩn đoán khi bị ngã hoặc va chạm đột ngột khiến xương bị gãy. [5] Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu ngoài những dấu hiệu như mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng đau nhức lưng, đau chân tay, các khớp, mỏi bại hông mới trở nên rõ rệt. [15]
Mỗi năm, trên thế giới có 200 triệu người bị loãng xương. Tại Việt Nam, loãng xương ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi [10]. Ở phụ nữ, khi bước vào giai đoạn mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi) thì nguy cơ loãng xương tăng lên đáng kể. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 20% trường hợp phụ nữ bị mất xương trong giai đoạn mãn kinh và khoảng 10% phụ nữ trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do ở giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể sẽ có sự thay đổi, nồng độ estrogen bắt đầu dao động và giảm xuống. [6]

Estrogen là hormone có tác dụng bảo vệ xương bằng cách làm chậm quá trình phân hủy xương tự nhiên. Khi lượng estrogen giảm xuống trong thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương sẽ tăng lên và làm tăng nguy cơ loãng xương. Trong số 3 loại hormone estrogen được sản xuất tự nhiên trong cơ thể là estradiol (E2), estriol (E3) và estron (E1) thì estradiol là hormone có liên quan nhiều nhất đến nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Ở giai đoạn mãn kinh, nồng độ estradiol sẽ thấp hơn do buồng trứng không còn sản xuất, theo thời gian, mức estradiol thấp có thể dẫn đến loãng xương. [6]
Ngoài nguyên nhân về nội tiết tố, một lý do khác khiến phụ nữ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao là do cơ thể không có đủ canxi để duy trì xương khỏe mạnh. Khi không có đủ canxi, cơ thể sẽ sử dụng canxi dự trữ trong xương. Điều này khiến xương bị suy yếu và dễ gãy. [12]
Bổ sung vitamin D – Bí quyết ngừa loãng xương cho phụ nữ mãn kinh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!