Các bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính như bệnh celiac và tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
- Đối với bệnh đái tháo đường, sự thay đổi mức đường huyết có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố. Cùng với đó là nếu bạn kiểm soát bệnh tiểu đường không tốt sẽ khiến kinh nguyệt không đều.
- Đối với bệnh celiac (không dung nạp gluten) gây viêm ruột non và ngăn cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. Từ đó ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone dẫn đến tình trạng trễ kinh, mất kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh sớm có thể gây mất kinh nguyệt
Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt khi gần 40 tuổi, chẳng hạn như mất kinh nguyệt trong vài tháng rồi có kinh trở lại, thì đây có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm. Tình trạng này xảy ra do trứng của bạn đang giảm dần nên không đáng lo ngại. Đến một thời điểm khi bạn không còn rụng trứng nữa sẽ được gọi là thời kỳ mãn kinh.
Mất kinh nguyệt 3 tháng trở lên có sao không? Bạn nên làm thế nào?

Tình trạng mất kinh nguyệt 3 tháng trở lên được gọi là vô kinh thứ phát và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Thế nhưng, nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục thì nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi mất kinh đó là do bạn đã mang thai. Nói cách khác, việc mất kinh nguyệt 3 tháng trở lên đôi khi cũng là dấu hiệu cho thấy biện pháp tránh thai bạn đang sử dụng đã không thành công. Bước tiếp theo bạn nên làm là dùng que thử thai để kiểm chứng về điều mình nghi ngờ.
Ngược lại, nếu bạn không mang thai thì việc mất kinh nguyệt trong thời gian dài có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe nào đó được kể trên như căng thẳng, sụt cân, tập luyện quá sức, vấn đề tuyến giáp, thuốc tránh thai… Ngoài ra, một số rối loạn di truyền hoặc việc dùng thuốc chống trầm cảm, hóa trị… cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Trong trường hợp mất kinh kèm theo các triệu chứng sau đây bạn sẽ cần đi khám càng sớm càng tốt để được chăm sóc y tế kịp thời:
- Bạn mất kinh nguyệt 3 lần trở lên trong 1 năm.
- Hầu hết các chu kỳ kinh của bạn đều dài hơn 35 ngày.
- Hành kinh kéo dài trên 7 ngày mỗi lần đến “mùa dâu”.
- Chảy máu đột nhiên nặng hơn bình thường trong “ngày đèn đỏ” gần nhất.
- Đau bụng nghiêm trọng khi có kinh, có thể kèm theo sốt.
Kết luận chung thì bạn không nên chủ quan khi mất kinh nguyệt trong thời gian dài. Bởi vì nếu không mang thai thì việc trễ kinh, vô kinh thứ phát có thể đang cảnh báo các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, nếu bạn đang trải qua vấn đề này thì đừng chần chừ trong việc đi khám để được chăm sóc y tế kịp thời nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!