Mời bạn đọc tiếp bài viết để biết được cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không.
Giải đáp thắc mắc: Cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không?
Bạn đang băn khoăn không biết liệu cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không? Cắt bỏ buồng trứng là một thủ thuật tương đối an toàn. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ buồng trứng, bạn có thể gặp một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, đối với câu hỏi cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không thì câu trả lời là “Có”. Dưới đây là những rủi ro sức khỏe mà người bị cắt bỏ buồng trứng có thể gặp phải sau đó:
1. Giảm nồng độ nội tiết tố

Buồng trứng hỗ trợ sản xuất nội tiết sinh dục trong đó có estrogen cho cơ thể. Nếu bạn chỉ cắt một bên buồng trứng thì bên buồng trứng còn lại vẫn có thể duy trì hoạt động tiết nội tiết tố và do đó vẫn có kinh nguyệt hàng tháng. Theo các chuyên gia y tế, việc còn một bên buồng trứng là đủ để tránh những thay đổi về khả năng sinh sản và chức năng nội tiết tố, nhờ đó có thể tránh những rủi ro sức khỏe của thời kỳ mãn kinh sớm và thậm chí vẫn có thể mang thai.
Cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không nếu cả hai buồng trứng đều phải cắt bỏ? Nếu phải cắt bỏ cả hai buồng trứng, lượng estrogen, progesterone và testosterone trong cơ thể sẽ giảm đáng kể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương, sa sút trí tuệ và tử vong. Nồng độ hormone giảm mạnh cũng có thể dẫn đến các triệu chứng giống như thời kỳ mãn kinh, bao gồm khô âm đạo, khó chịu, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, thay đổi làn da, tăng cân… và ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng của phụ nữ. Để khắc phục những vấn đề mà phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng gây ra, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
>>> Bạn có thể xem thêm: Thiếu hụt estrogen: Nguyên nhân, hệ quả và hướng điều trị
2. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không? Việc cắt bỏ buồng trứng có thể làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Do đó, người từng cắt bỏ buồng trứng có thể chịu những ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc và đời sống tinh dục. Sau khi cắt bỏ buồng trứng, phụ nữ thường giảm cảm giác ham muốn và giảm tiết dịch nhầy âm đạo. Mặc dù hormone duy trì ham muốn tình dục – testosterone – được sản xuất chủ yếu ở tuyến thượng thận và chỉ có một lượng nhỏ được sản xuất bởi buồng trứng, nhưng việc giảm estrogen do cắt bỏ buồng trứng có thể làm khô và teo âm đạo, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục. Điều này làm cản trở “chuyện yêu” nhưng bạn có thể khắc phục bằng việc sử dụng biện pháp bôi trơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!