Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến đau thắt ngực. Tuy nhiên, các bác sĩ nhận ra rằng, triệu chứng của tình trạng này không chỉ có một và không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến đau thắt ngực. Tuy nhiên, các bác sĩ nhận ra rằng, triệu chứng của tình trạng này không chỉ có một và không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tiền sử bệnh tim mạch và tuổi tác [1].
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm xảy ra khi một vùng cơ tim bị tổn thương, hoại tử do dòng máu vận chuyển oxy đến tim bị tắc nghẽn. Nguyên nhân chủ yếu là do các mảng xơ vữa và huyết khối hình thành trong động mạch vành gây ra [2].
Một cơn nhồi máu cơ tim, hay đau tim, có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời [2]. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh nhồi máu cơ tim mà bạn cần lưu ý.
Các triệu chứng sớm xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Nếu nhận biết được triệu chứng nhồi máu cơ tim sớm dưới đây, bạn sẽ giúp bác sĩ có thêm thời gian điều trị để ngăn ngừa các tổn thương tim xảy ra [1].
Các nhà khoa học nhận ra rằng triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ và nam giới khá khác nhau. Trong đó, triệu chứng ở nam giới thường là [1]:
Triệu chứng điển hình ở phụ nữ bao gồm [1]:
Nhồi máu cơ tim thầm lặng là dạng bệnh không có các triệu chứng rõ rệt. Bạn thậm chí không nhận ra là mình đang bị nhồi máu cơ tim [1].
Tuy không biểu hiện rõ rệt nhưng các dấu hiệu nhận biết sớm bao gồm [1]:
Khi nhận thấy dấu hiệu nhồi máu cơ tim, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành đo điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm máu để chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác như siêu âm tim, X-quang lồng ngực, chụp mạch máu, CT hoặc MRI tim… [3, 4]
Sau khi xác định bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp để điều trị cho bệnh nhân nhằm phục hồi lưu lượng máu đến tim và ngăn ngừa các tổn thương tim có thể xảy ra [3]. Tùy vào tình trạng của người bệnh, thời gian đến bệnh viện và trang thiết bị của cơ sở y tế mà bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nhiều loại thuốc được dùng để điều trị nhồi máu cơ tim, bao gồm [3, 5]:
Ngoài thuốc, bác sĩ cũng có thể chỉ định các thủ thuật y tế khác để điều trị tình trạng này, như [3, 5]:
Nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Nhận biết sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ giúp tăng cơ hội phục hồi của bạn. Ngoài các phương pháp điều trị y tế, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim [3].
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!