Việc bổ sung nội tiết tố nữ có dành cho tất cả mọi người? Có thể bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào, phù hợp với trường hợp nào và ưu nhược điểm ra sao?
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu
Việc bổ sung nội tiết tố nữ có dành cho tất cả mọi người? Có thể bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào, phù hợp với trường hợp nào và ưu nhược điểm ra sao?
Những thay đổi trong chức năng sinh lý nữ thường gây lo lắng cho các chị em sau độ tuổi 40. Nhiều người tìm đến các biện pháp bổ sung, cân bằng nội tiết tố nhằm duy trì nét thanh xuân, đời sống chăn gối và bảo vệ sức khỏe.
Để trả lời cho câu hỏi “bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào”, trước tiên cần hiểu nội tiết tố nữ hay hormone sinh dục nữ, là những hoạt chất sinh học được cơ thể tiết ra để điều hòa các chức năng tình dục và sinh lý đặc trưng của phụ nữ. Mất cân bằng hay thiếu hụt nội tiết tố nữ thường được hiểu là sự suy giảm nồng độ estrogen, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc một nguyên nhân nào khác.
Estrogen có vai trò trực tiếp trong việc hình thành các đặc điểm của nữ khi bạn gái bước vào tuổi dậy thì, vận hành chu kỳ kinh nguyệt, khả năng mang thai, cũng như những vai trò ít ai ngờ như kiểm soát cholesterol máu ở mức ổn định, chống loãng xương, điều hòa cảm xúc và duy trì tính đàn hồi của làn da…
Bổ sung nội tiết tố có thể là phương pháp hữu hiệu giúp các chị em giảm được những tác động bất lợi do thiếu hụt estrogen như:
Và những vấn đề về lâu dài khác như chứng són tiểu (tiểu không tự chủ), loãng xương, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ…
Đây là cách bổ sung nội tiết tố nữ mang tính trị liệu, tác động theo 1 trong 2 hướng: toàn thân hoặc tại chỗ.
Estrogen có liều lượng cao hơn, được hấp thu trực tiếp vào máu và tác dụng lên toàn bộ cơ thể. Lựa chọn này phù hợp với những chị em chịu các tác động mang tính hệ thống do mất cân bằng nội tiết tố như:
Những vấn đề tại chỗ như âm đạo khô hạn, đau khi quan hệ cũng được cải thiện khi áp dụng trị liệu toàn thân.
Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? Estrogen dùng toàn thân có nhiều dạng khác nhau như sau:
Viên uống
Đây là cách bổ sung nội tiết tố thường gặp nhất. Tùy vào liều lượng của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ, liều dùng thông thường là 1 lần/ngày.
Miếng dán da
Nội tiết tố được hấp thu qua da vào máu, là cách phổ biến thứ hai sau dạng uống. Bạn cần thay thế miếng dán mới sau mỗi vài ngày. Vị trí miếng dán thường ở bụng dưới.
Dạng kem, gel, dạng xịt
Được thoa trực tiếp lên da, nội tiết tố từ từ hấp thu vào máu tương tự như miếng dán. Vị trí thoa phụ thuộc vào mỗi nhãn thuốc, số lần thoa thường là 1 lần/ngày.
Dạng mảnh cấy
Estrogen được lưu giữ trong viên thuốc rất nhỏ được cấy dưới da, thường là da bụng.
Lưu ý khi bổ sung nội tiết tố toàn thân
Những chị em vẫn có tử cung cần kết hợp estrogen với progesterone (hoặc progestin) để ngăn ngừa nội mạc tăng sinh quá mức, dẫn đến tăng nguy cơ ung thư nội mạc.
Trị liệu thay thế hormone toàn thân không thực sự cần thiết nếu các triệu chứng của chị em không đáng kể hoặc có thể cải thiện bằng những liệu pháp thông dụng và an toàn khác.
Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? Trường hợp chị em không gặp vấn đề nào khác ngoài những thay đổi ở vùng kín gây trở ngại cho đời sống chăn gối, bác sĩ có thể chỉ định các loại nội tiết tố dùng tại chỗ dạng kem bôi, viên đặt hoặc vòng đặt âm đạo…
Estrogen được niêm mạc và cơ vùng kín hấp thụ trực tiếp, giúp mang lại các hiệu quả mong muốn như:
Nội tiết tố dùng tại chỗ vẫn phát huy được tác dụng dù được dùng với liều lượng thấp, nhờ đó tránh được các tác dụng phụ lên toàn cơ thể như cách bổ sung toàn thân qua viên uống, miếng dán, kem bôi da…
Liều dùng chính xác của các loại estrogen tại chỗ này phụ thuộc cụ thể vào mỗi nhà sản xuất và hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, kem thoa và viên đặt âm đạo cần được dùng đều đặn liên tục trong nhiều tuần, sau đó có thể giảm bớt xuống còn khoảng 2 lần/tuần. Đối với vòng đặt thường chỉ cần thay mới sau mỗi 3 tháng.
Giống như bất kỳ phương pháp điều trị lâu dài nào, tác dụng phụ khi bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách dùng hormone thay thế cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bao gồm:
Mức độ rủi ro được quyết định bởi:
Vì vậy, bổ sung nội tiết tố nữ bằng liệu pháp HRT cần được bác sĩ cân nhắc các ưu và nhược điểm, chỉ định cụ thể cho từng cá nhân, với liều lượng và thời gian điều trị không vượt quá mức cần thiết.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố mà hầu như chị em nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Khác với liệu pháp HRT, những sản phẩm này thường chứa những hoạt chất tự nhiên không phải là hormone nhưng cho hiệu quả tương đương trong việc cải thiện các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố.
Ngoài ra, những thực phẩm chức năng này có thể chứa những thành phần phụ giúp nuôi dưỡng da, tóc và bồi bổ khí huyết…
Để biết được sản phẩm nào phù hợp với đặc điểm sức khỏe của bản thân, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bạn có thể quan tâm Top 6 loại viên uống bổ sung nội tiết tố nữ được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay
Những gợi ý sau đây sẽ giúp các chị em hạn chế tối đa các tác động không mong muốn do suy giảm estrogen, nhờ đó giảm phụ thuộc vào liệu pháp thay thế hormone:
Những loại thuốc kê đơn có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bốc hỏa thay cho estrogen gồm có: thuốc tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI), gabapentin, clonidine… Trong khi đó, tình trạng vùng kín khô hạn có thể được cải thiện bằng các loại thuốc bôi, thuốc đặt giúp dưỡng ẩm và bôi trơn.
Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho thắc mắc “bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào” của các chị em. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và đời sống vợ chồng, cholesterol máu, huyết áp, loãng xương, ung thư, bệnh tim mạch… đều là những vấn đề mạn tính liên quan đến hormone và tuổi tác mà phụ nữ nào ở giai đoạn này cũng phải đối mặt. Vì vậy, bạn luôn được khuyến khích đi khám để bác sĩ kiểm tra toàn diện và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe về lâu dài.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!