backup og meta

Trẻ 1 tuổi biết làm gì? Bí quyết giúp bé phát triển vượt trội hơn

Trẻ 1 tuổi biết làm gì? Bí quyết giúp bé phát triển vượt trội hơn

Trẻ 1 tuổi biết làm gì, con có thể học được kỹ năng gì mới kịp với mốc phát triển tiêu chuẩn là thắc mắc của nhiều cha mẹ khi con bước qua mốc thôi nôi. Thực tế, giai đoạn 1 tuổi là lúc bé phát triển, khám phá, học hỏi rất nhiều điều mới nên ba mẹ có thể sẽ bất ngờ với sự tiến bộ của con đấy.

Năm đầu đời là giai đoạn bé có điều thay đổi, phát triển nên rất cần ba mẹ bên cạnh hỗ trợ và chăm sóc. Muốn vậy, bạn cần hiểu rõ trẻ 1 tuổi biết làm gì, có mốc phát triển nào và làm sao để thúc đẩy quá trình phát triển này.

Trẻ 1 tuổi đã hiểu gì chưa? 

Quá trình phát triển trí não của chúng ta diễn ra xuyên suốt từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi mới là thời điểm não bộ phát triển mạnh mẽ nhất. 

Trong năm đầu đời, kích thước não bộ của trẻ tăng gấp đôi và có thể đạt 80% kích thước não của người trưởng thành khi bé được 3 tuổi. Bên cạnh đó, các kết nối trong não bộ cũng hình thành rất nhanh trong giai đoạn này để tạo một mạng lưới trao đổi thông tin phức tạp. Đây chính là nền tảng cho quá trình học tập và ghi nhớ của bé. 

Theo nghiên cứu, mỗi giây có đến hơn 1 triệu kết nối thần kinh được hình thành nhờ một dưỡng chất có tên là myelin. Vậy nên, bé 1 tuổi đã có thể biểu hiện sự thông minh, học hỏi, ghi nhớ của mình.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Trẻ 1 tuổi biết làm gì? “Điểm danh” những mốc phát triển mà bé đạt được khi tròn 1 tuổi

Với tốc độ phát triển nhanh của não bộ, bé sẽ có thêm nhiều kỹ năng về ngôn ngữ, cảm xúc, vận động…

1. Về mặt xã hội và cảm xúc

Bé 1 tuổi có thể có những biểu hiện về mặt xã hội và cảm xúc như:

  • Bé vẫn chưa quen với việc tiếp xúc với người lạ và cảm thấy lo sợ.
  • Khóc khi thấy ba mẹ rời đi.
  • Đặc biệt yêu thích một vài món đồ hoặc người nào đó như ba mẹ, anh chị em hoặc người thân khác.
  • Biết cầm sách đưa cho ba mẹ khi muốn nghe đọc truyện.
  • Lặp lại âm thanh hoặc hành động để tạo sự chú ý với người lớn.
  • Biết đưa tay hoặc chân ra khi ba mẹ mặc quần áo cho bé.

Để giúp bé 1 tuổi phát triển về mặt xã hội và cảm xúc, ba mẹ nên:

  • Chơi những trò có tính tương tác xã hội với bé, ví dụ như giấu một món đồ chơi và khuyến khích bé đi tìm.
  • Thường xuyên tương tác với con bằng cách bảo trẻ đưa tay và chân ra hoặc đứng lên để bạn mặc quần áo hay chơi đùa.

2. Về mặt ngôn ngữ và giao tiếp

Đối với kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp, trẻ 1 tuổi có thể:

  • Phản hồi những yêu cầu đơn giản bằng giọng nói.
  • Dùng một số cử chỉ đơn giản như lắc đầu/gật đầu nếu không thích/thích một việc gì đó hoặc vẫy tay để chào tạm biệt.
  • Tạo ra các âm thanh bập bẹ ngày càng giống giọng nói hơn.
  • Phát âm được những từ ngữ đơn lẻ như “ba, mẹ…” và thường cố gắng bắt chước theo những gì người khác nói.

Để giúp bé 1 tuổi phát triển về mặt ngôn ngữ và giao tiếp, ba mẹ nên:

  • Khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn với những câu đơn giản như “xin chào” hay “tạm biệt”. Bạn cũng hãy khen ngợi con thấy bé nói được những câu này để giúp con phát triển thêm cả về mặt cảm xúc.
  • Khích lệ khi bé lặp lại được một số từ bạn nói hoặc khi bé cố gắng nói chuyện với mọi người.
  • Dạy cho bé tên của những hình ảnh, đồ vật xung quanh và gợi ý cho bé chỉ vào đồ vật, hình ảnh đó khi bạn nhắc đến.

3. Về mặt nhận thức

đồ chơi cho bé 1 tuổi

Bé 1 tuổi sẽ có những phát triển về nhận thức như:

  • Lắc, vung, đập, ném hay thực hiện nhiều động tác khác với đồ vật xung quanh để khám phá món đồ đó.
  • Có thể dễ dàng tìm được những đồ vật bị giấu.
  • Nhìn vào đúng đồ vật hoặc tranh ảnh có tên cụ thể.
  • Bắt chước những cử chỉ của người lớn.
  • Biết sử dụng một số đồ vật đúng cách như cầm ly nước để uống, cầm lược để chải tóc…
  • Biết cách tương tác các đồ vật như cầm 2 món đồ chơi vỗ vào nhau hay đặt đồ chơi vào một thùng/xô chứa đồ rồi lại lấy ra.
  • Biết cầm nắm đồ vật cũng như biết buông đồ vật hoặc đưa đồ vật cho người khác.

Để giúp bé 1 tuổi phát triển về mặt nhận thức, ba mẹ nên:

  • Hỗ trợ và hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi mới.
  • Quan sát xem trẻ có khả năng tự làm việc gì để giảm dần sự hỗ trợ của mình trong việc đó.

4. Về mặt kỹ năng vận động

Các kỹ năng vận động mà bé 1 tuổi sẽ có là:

  • Tự ngồi mà không cần hỗ trợ từ người lớn.
  • Tự đứng dậy và dùng tay bám vào đồ đạc để bước đi.
  • Một số bé có thể tự đứng hoặc bước chập chững vài bước mà không cần trợ giúp.

Để giúp bé 1 tuổi phát triển về mặt vận động, ba mẹ nên:

Khuyến khích trẻ vận động, chơi đùa trên các bề mặt phẳng để đảm bảo an toàn mà vẫn được phát triển các kỹ năng vận động thô như bò và chuyển động tay chân.

Trường hợp nào sự phát triển của trẻ 1 tuổi là bất thường và cần đi khám?

Việc tìm hiểu trẻ 1 tuổi biết làm gì sẽ giúp bạn biết được các cột mốc bé cần đạt được ở độ tuổi của mình. Từ đó, ba mẹ sẽ kịp thời phát hiện và hỗ trợ nếu bé phát triển chậm hơn các cột mốc đó. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ 1 tuổi không phát triển như bình thường bao gồm:
  • Bé chưa biết bò
  • Bé không đứng được nếu không có hỗ trợ. 
  • Không đi tìm những món đồ mà bé thấy bạn giấu đi. 
  • Không nói được những từ đơn như “ba”, “mẹ”… 
  • Không tiếp thu cử chỉ cơ bản nào như lắc đầu hay vẫy tay. 
  • Không biết chỉ tay vào đồ vật. 
  • Quên những kỹ năng mà trước đó từng học được.

Chăm sóc dinh dưỡng cho bé 1 tuổi để con phát triển tốt trí não và thể chất

trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ

Cột mốc 1 tuổi là thời điểm bé phát triển, thay đổi và khám phá thế giới rất nhanh chóng. Vậy nên, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi đầy đủ và đa dạng để bé phát triển trí não và thể chất tối đa là rất quan trọng. Trung bình, trẻ 12 tháng tuổi mới biết đi mỗi ngày cần khoảng:

Nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ 1 tuổi vẫn là sữa mẹ hay sữa công thức với khoảng 100 – 150 ml trên mỗi kg cân nặng. Ngoài ra, bé cũng cần ăn dặm với các nhóm thực phẩm như rau củ, thịt cá, hải sản, trái cây, ngũ cốc… để bổ sung thêm đa dạng dưỡng chất.

1. Dinh dưỡng để bé phát triển trí não 

Các nghiên cứu đã cho thấy não bộ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển rất nhanh trong năm đầu đời và dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy trí não của con phát triển tối ưu. Nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển não bộ của trẻ chính là quá trình myelin hóa. Vậy nên, ba mẹ cần áp dụng nhiều cách để thúc đẩy quá trình này, đặc biệt là thông qua dinh dưỡng để bé có thể phát triển tốt nhất.

Như vậy, bạn cần xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng có đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng tốc độ sản sinh myelin trong não bộ. Một số dưỡng chất có thể giúp con tăng tốc độ sản sinh myelin trong não bộ, giúp tăng các kết nối trong não bộ là sphingomyelin, DHA, ARA, alpha lactalbumin, sắt, axit folic, vitamin B12… 

Cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này là nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời. Điều này là vì sữa mẹ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất quan trọng đối với não bộ nói riêng và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung như:

  • Axit béo không bão hòa đa PUFA: Bao gồm docosahexaenoic và axit arachidonic (DHA và ARA) chiếm hơn 20% hàm lượng axit béo của não.
  • Phospholipid: Các phospholipid như phosphatidylcholine chiếm 10% trọng lượng lipid của myelin. 
  • Sphingomyelin: Khoảng 40% hàm lượng lipid trong sữa mẹ là sphingomyelin, một loại sphingolipid đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bao myelin. 
  • Cholesterol: Sữa mẹ cũng là nguồn cholesterol quan trọng, cần thiết cho quá trình tổng hợp myelin trong não.

2. Dinh dưỡng để bé phát triển cân nặng và chiều cao

bé 1 tuổi ăn gì

Chiều cao và cân nặng của trẻ 1 tuổi thường rơi vào các khoảng sau: 

Cân nặng (kg)

Mức thấp Mức trung bình Mức cao
Bé gái 7 8,9 11,5
Bé trai 7,7 9,6 12

Chiều cao (cm)

Mức thấp Mức trung bình Mức cao
Bé gái 69,9 77,5 79,2
Bé trai 71 75,7 80,5

Để bé phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu, ba mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi. Theo đó, bạn cần đảm bảo một số tiêu chí sau:

Cung cấp cho bé đủ 4 nhóm dinh dưỡng

Mỗi bữa ăn dặm, bé sẽ cần đủ 4 nhóm chất:

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé tráng miệng sau mỗi bữa ăn với các món sữa chua, váng sữa, trái cây hay nước ép trái cây…

Bé ăn đủ số lượng bữa

Thực đơn cho trẻ 1 tuổi nên có đủ:

  • 3 đến 4 cữ bú sữa mẹ/sữa công thức
  • 3 bữa ăn dặm
  • Bữa phụ tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của bé

Thực đơn đa dạng, hợp lý

Ba mẹ cần khéo léo sắp xếp sao cho bé có đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung được đa dạng thực phẩm cũng như không quá no hay quá đói sau mỗi bữa.

Với sữa mẹ/sữa công thức

Bé cần bú ít nhất khoảng từ 350 – 450ml sữa mẹ/sữa công thức mỗi ngày. Bạn nên sắp xếp cữ bú sữa của bé vào trước bữa ăn dặm ít nhất 2 giờ để trẻ có thể ăn được nhiều hơn.

Với bữa ăn dặm

  • Cho bé ăn đủ lượng: Mỗi cữ ăn dặm, bé có thể ăn 200ml cháo hoặc súp. Ngoài ra, ba mẹ có thể bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ cho bé bằng các món tráng miệng như nước ép trái cây, sữa chua… Bạn hãy điều chỉnh lượng đồ ăn này theo thể trạng và nhu cầu của con, tránh ép bé ăn quá nhiều một lúc để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
  • Cho bé ăn đủ chất: Để đảm bảo bé có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bạn hãy cho bé thử đa dạng các loại thực phẩm sao cho đủ 4 nhóm chất sau:
    • Đạm: Bé cần 1,63g đạm/kg cơ thể mỗi ngày, chiếm khoảng 13 – 20% tổng năng lượng. Các nguồn đạm bạn có thể chọn cho bé là thịt, , trứng, sữa và các loại đậu, nấm… 
    • Tinh bột: Trẻ cần 135 – 150g tinh bột mỗi ngày, chiếm khoảng 55 – 65% tổng năng lượng. Bạn nên cho bé bổ sung loại đường phức hợp tự nhiên từ ngũ cốc hay rau củ quả, trái cây thay vì dùng đường tinh chế. 
    • Chất béo: Bé cần 31 – 44g chất béo mỗi ngày, trong đó, chất béo không no phải chiếm ít nhất 15% tổng năng lượng.
    • Chất xơ: Bé cần tối thiểu 19g chất xơ mỗi ngày.
  • Chế biến phù hợp với bé: Tùy vào khả năng nhai của con, ba mẹ có thể nghiền hay xay đồ ăn dặm đến khi nhuyễn mịn, dằm đồ ăn đến khi hơi nát hoặc cho bé ăn thô.

Bí quyết chăm sóc trẻ 1 tuổi để con lớn khôn, phát triển vượt trội

trẻ 1 tuổi biết làm gì

Trẻ 1 tuổi biết làm gì, có những kỹ năng gì cũng phụ thuộc vào cách ba mẹ chăm sóc, vui chơi hay sinh hoạt cùng con. Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, bạn cũng cần chú ý các yếu tố khác như nghỉ ngơi, vui chơi, sức khỏe… nếu muốn bé phát triển vượt trội.

1. Đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc vào những năm đầu đời là rất quan trọng đối với quá trình phát triển nhận thức và tâm lý ở trẻ, hỗ trợ cho việc học tập và trí nhớ của bé. Bên cạnh đó, giấc ngủ trọn vẹn cũng sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch

Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi sẽ cần ngủ từ 10 – 11 giờ vào ban đêm và 3 – 4 giờ vào ban ngày. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý đến chất lượng giấc ngủ của con để đảm bảo bé nghỉ ngơi trọn vẹn. Ba mẹ có thể giúp bé có giấc ngủ đủ giấc và sâu bằng các cách sau:

  • Tạo một lịch trình đi ngủ đúng giờ cho bé: Bạn hãy xây dựng cho bé một lịch trình gồm 3 – 4 hoạt động nhẹ nhàng vào trước giờ ngủ. Ví dụ, ba mẹ có thể cho bé tắm nước ấm, đọc sách cho bé nghe, hát ru rồi dỗ bé ngủ. Việc thực hiện đúng trình tự lịch trình vào cùng một khung giờ mỗi ngày sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tạo môi trường ngủ thích hợp: Phòng ngủ của bé nên yên tĩnh với nhiệt độ và ánh sáng dễ chịu, không có thiết bị điện tử. Ngoài ra, ba mẹ cần bỏ gối và đồ chơi nhồi bông ra khỏi cũi hay nôi của bé để đảm bảo an toàn.

2. Chủng ngừa đầy đủ và đúng lịch 

Để đảm bảo sức khỏe tổng thể cho bé, ba mẹ cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch. Đây là phương pháp hiệu quả và đơn giản để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nghiêm trọng.

3. Tạo nhiều hoạt động bổ ích cho trẻ

Các giai đoạn phát triển của trẻ 1 tuổi

Vui chơi và tương tác với thế giới xung quanh cũng là một yếu tố giúp trẻ phát triển trí não trong những năm đầu đời. Ba mẹ có thể cùng bé thực hiện một số hoạt động sau:

  • Đọc sách cho trẻ nghe: Thói quen đọc sách mỗi ngày giúp bé xây dựng kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc xã hội. Nghiên cứu cho thấy, bé được ba mẹ đọc sách cho nghe sẽ có vùng não kiểm soát ngôn ngữ, kỹ năng đọc viết và trí tưởng tượng hoạt động mạnh hơn.
  • Tương tác với bé thường xuyên: Bạn có thể trò chuyện về mọi chuyện xung quanh, vui đùa, hát, vẽ, nhảy múa, âu yếm… trẻ trong ngày. Khi trẻ thể hiện muốn giao tiếp bằng cách tạo âm thanh bập bẹ hay mỉm cười, ba mẹ cũng hãy đáp lại trẻ thật vui vẻ.
  • Tạo điều kiện cho trẻ chơi cùng bạn bè: Việc vui chơi, vận động, khám phá thế giới xung quanh cùng bạn bè sẽ giúp bé học các kỹ năng quan trọng như nói, nghe, di chuyển, suy nghĩ, giải quyết vấn đề và giao tiếp xã hội.
  • Cho bé chơi các loại đồ chơi phù hợp độ tuổi: Các loại sách vải, đồ chơi phát nhạc hay bảng bận rộn vừa giúp bé rèn luyện khả năng phối hợp tay chân vừa thúc đẩy tư duy.

4. Đảm bảo an toàn cho trẻ ngay trong nhà và khi vui chơi bên ngoài 

Để đảm bảo an toàn cho con cả khi ở nhà và khi vui chơi bên ngoài, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

An toàn khi ở nhà

  • Tạo cho trẻ không gian vui chơi riêng. Ba mẹ hãy tìm mua các loại quây cũi trẻ em để tạo một khu vực vui chơi riêng cho bé. Trong khu vui chơi này, bạn có thể lót thảm để bé không bị đau khi té, loại bỏ các vật dụng nguy hiểm và thêm các món đồ chơi yêu thích của con vào.
  • Che ổ cắm điện bằng nắp bảo vệ nhựa.
  • Lắp lưới an toàn tại ban công và cầu thang để tránh bé té ngã.
  • Lót thảm chống trượt ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm.
  • Để các vật dụng nguy hiểm như ấm nước nóng, bật lửa, dao kéo, bàn là… ngoài tầm với của bé.

An toàn khi vui chơi bên ngoài

  • Luôn ở bên giám sát khi bé chơi ở công viên hoặc khu vui chơi công cộng.
  • Chọn những khu vực có thiết bị an toàn và được bảo trì tốt để bé chơi.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì và các thắc mắc thường gặp

trẻ 1 tuổi biết làm gì

Hãy cùng Hello Bacsi giải đáp một số câu hỏi thường gặp về trẻ 1 tuổi biết làm gì, mốc phát triển của trẻ 1 tuổi cũng như cách hỗ trợ bé phát triển nhé.

1. Trẻ 1 tuổi cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu là đúng chuẩn?

Cân nặng và chiều cao là các chỉ số phản ánh bé có đang phát triển tốt hay không. Nếu cũng đang thắc mắc trẻ 1 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn, bạn có thể tham khảo bảng cân nặng và chiều cao đã đề cập ở trên.

2. Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày để phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu? 

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ 1 tuổi và bé cần ít nhất khoảng từ 350 – 450 ml sữa mỗi ngày để phát triển toàn diện. Bên cạnh sữa mẹ, các loại sữa công thức cũng là lựa chọn thích hợp để ba mẹ có thể cung cấp dinh dưỡng cho con. Nếu cũng đang tìm kiếm sữa cho bé 1 tuổi phát triển chiều cao và cân nặng, bạn hãy tham khảo một số sản phẩm sau:

Sữa Frisolac Gold 3 cho bé từ 1-3 tuổi

Frisolac Gold 3 sở hữu nguồn sữa mát nhập khẩu 100% từ châu Âu với công thức dinh dưỡng cân đối là sản phẩm sữa cho bé 1 tuổi được nhiều ba mẹ tin tưởng. Dòng sữa Frisolac chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng trưởng trí não như DHA, Choline, AA và SA giúp phát triển tế bào thần kinh để bé thông minh, nhạy bén.

Sữa còn có thể hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh, từ đó giúp bé phát triển tối ưu về cân nặng, chiều cao. Ngoài ra, hương vị ngọt thanh tự nhiên, không đường sucrose của Frisolac Gold 3 giúp bé không lo bị sâu răng hay béo phì.

Sữa Dielac Grow 1+ cho bé 1-3 tuổi

Sữa Dielac Grow 1 + là sản phẩm của Vinamilk với nhiều dưỡng chất thiết yếu như đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển chiều cao. Dielac Grow tăng gấp đôi hàm lượng vitamin D3 và có thêm 30% canxi để giúp con đạt chiều cao tối ưu. Sữa cũng chứa axit linoleic, DHA, taurin và cholin, axit alpha linolenic cần thiết cho sự phát triển não bộ. Đặc biệt, Dielac Grow còn đáp ứng 100% tiêu chuẩn quốc tế CODEX về an toàn vệ sinh thực phẩm và thành phần dinh dưỡng của sữa dành cho bé.

Sữa Nan Optipro giúp bé 1-3 tuổi tăng cân

Nan Optipro là sản phẩm đến từ thương hiệu Nestle với ưu điểm nổi bật là thành phần dinh dưỡng cân bằng giúp trẻ dễ hấp thu và tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Các loại vitamin, vi chất, DHA… trong loại sữa cho bé 1 tuổi này cũng giúp bé tăng cân tốt để sớm đạt cân nặng tiêu chuẩn.

Sữa Abbott Similac Gain Plus IQ 3 cho bé từ 1-3 tuổi

Abbott Similac Gain Plus IQ 3 chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé như DHA, AA, omega-3, omega-6, sắt, canxi, phospholipid, lutein… Sản phẩm cũng nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các bậc phụ huynh đấy.

Sữa Physiolac 3 cho trẻ từ 1-3 tuổi

Sữa Physiolac 3 là sản phẩm từ Gilbert Laboratories, thương hiệu dinh dưỡng cao cấp hàng đầu của Pháp. Sữa sử dụng 100% nguyên liệu sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã trải qua quy trình kiểm tra khắt khe về dinh dưỡng tại châu Âu trước khi đến tay người dùng.

Công thức sữa Physiolac 3 cũng rất cân bằng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như DHA, EPA, ARA để bé phát triển toàn diện cả trí não và thị lực. Đây cũng là loại sữa cho bé 1 tuổi dễ hấp thu và tiêu hóa.

Sữa Morinaga số 9 Nhật Bản dành cho trẻ 1-3 tuổi

Sữa Morinaga số 9 là sản phẩm nổi tiếng đến từ Nhật Bản tiên phong trong việc bổ sung lactoferrin (một thành phần chiếm 25% sữa non) giúp hệ miễn dịch của bé phát triển hoàn thiện. Sữa còn cung cấp đến 12 loại vitamin giúp bé 1-3 tuổi phát triển toàn diện. Với sản phẩm này, bé sẽ có thể phát triển đúng chuẩn trên mọi mặt.

Sữa Meiji Nhật Bản số 9 cho trẻ 1-3 tuổi

Sữa Meiji của Nhật Bản tuy giá khá cao nhưng chất lượng lại vô cùng đảm bảo nên là lựa chọn yêu thích của nhiều ba mẹ. Sữa có bổ sung DHA, ARA tốt cho khả năng tư duy của bé. Sản phẩm còn có công thức cân bằng với các loại khoáng chất và vitamin như vitamin A, D, B1, B12, kẽm, sắt, canxi, omega-3… đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Sữa Meiji khá nhạt, có vị thơm gần giống sữa mẹ và tốt cho hệ tiêu hóa nên bé sẽ rất thích đấy. 

3. Các loại bánh ăn dặm cho trẻ 1 tuổi có những loại nào?

bánh ăn dặm cho trẻ 1 tuổi

Sau các bữa ăn dặm, ba mẹ có thể thắc mắc trẻ 1 tuổi ăn được bánh kẹo gì để tráng miệng. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại bánh ăn dặm với đủ mùi vị, thiết kế để ba mẹ có thể chọn theo sở thích của con đấy.

Bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi Grinny

Bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi Grinny là sản phẩm từ Termnature Industry, một công ty nổi tiếng của Thái Lan. Termnature Industry sử dụng nguồn nguyên liệu 100% từ tự nhiên và cũng nhận được rất nhiều chứng nhận về chất lượng và độ an toàn như GMP, HACCP, Halal và FSSC 22000. 

Bánh ăn dặm Grinny làm từ gạo lứt Jasmine nổi tiếng của Thái kết hợp với nhiều loại trái cây và rau củ tự nhiên không chứa chất biến đổi gene, gluten, chất tạo màu hay tạo mùi. Kết cấu bánh mềm, xốp và tan nhanh nên giảm thiểu nguy cơ gây hóc, nghẹn. Ngoài ra, bánh còn có hương vị thơm ngon và thiết kế hình động vật dễ thương, kích thích cả vị giác và thị giác để bé ăn ngon miệng hơn.

Bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi Happy Baby

Happy Baby là sản phẩm đến từ Mỹ và cũng đã đạt chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Bánh ăn dặm Happy Baby vô cùng an toàn cho sức khỏe của bé làm từ thành phần 100% hữu cơ, không chất bảo quản, chất gây dị ứng, GMO…. Không những thế, sản phẩm còn cung cấp nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé yêu như: Choline, vitamin C, vitamin E, vitamin B12…

Bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi Gerber

Gerber cũng là một sản phẩm bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi đến từ Mỹ được nhiều gia đình tin dùng. Bánh ăn dặm Gerber làm từ ngũ cốc và trái cây tự nhiên, không chứa chất bảo quản, chất biến đổi gene GMO, chất tạo ngọt hay hương liệu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bánh cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, vitamin E, vitamin A, vitamin C và kẽm giúp bé phát triển não bộ và thể chất toàn diện.

Bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi Pigeon

Pigeon là thương hiệu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé nổi tiếng được thành lập tại Nhật Bản vào năm 1957. Bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi Pigeon được làm từ gạo nội địa Nhật, không qua chiên dầu, không thêm hương liệu hay phẩm màu nên rất an toàn cho bé. Bên cạnh đó, bánh ăn dặm Pigeon còn bổ sung chất xơ và canxi giúp bé tăng cường sức khỏe và phát triển chiều cao tối ưu. Hơn nữa, sản phẩm có nhiều hương vị thơm ngon như cà rốt, bí ngô, khoai lang, rong biển… giúp bé hứng thú khi ăn.

Bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi Ivenet

Ivenet là thương hiệu đến từ Hàn Quốc chuyên sản xuất thực phẩm bổ dưỡng dành cho mẹ và bé luôn đảm bảo chất lượng từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến. Bánh ăn dặm cho bé 1 tuổi Ivenet làm từ 100% thành phần gạo hữu cơ, trái cây và rau củ tự nhiên với nhiều hương vị đa dạng cho bé lựa chọn. Sản phẩm cũng vô cùng an toàn cho bé vì không chứa chất tạo vị hay chất bảo quản nên ba mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng

5. Có nên dùng thực phẩm chức năng để bổ sung các vitamin và dưỡng chất cho bé 1 tuổi không?

bổ sung vitamin và dưỡng chất cho bé 1 tuổi

Để biết có nên cho bé dùng thực phẩm chức năng không, ba mẹ cần hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi.

Các vitamin cần thiết cho bé là:

Một số loại khoáng chất thiết yếu với trẻ là:

  • Sắt 
  • Kẽm
  • Canxi 
  • I ốt

Các khoáng chất bé cũng cần bổ sung đầy đủ là selen, crom, đồng, florua, magiê, mangan, molybdenum, kali, phốt pho và natri.

Bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức phù hợp và ăn dặm đa dạng nhiều loại thực phẩm thường sẽ không thiếu vitamin và khoáng chất nên không cần dùng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn cần quan sát thói quen ăn uống và tốc độ phát triển của con để đưa bé đi kiểm tra nếu con có dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng. Một số yếu tố cho thấy bé có thể cần được bổ sung vitamin và khoáng chất là:

  • Trẻ ăn uống thiếu cân bằng, không thường xuyên ăn các món chế biến từ thực phẩm tươi, nguyên chất và ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
  • Trẻ biếng ăn hay kén ăn, không chịu thử nhiều thực phẩm mới.
  • Trẻ mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn.
  • Trẻ có vấn đề tiêu hóa.
  • Trẻ đang dùng thuốc điều trị bệnh.
  • Trẻ theo chế độ ăn chay, không uống sữa hoặc theo một chế độ ăn kiêng khác.
  • Trẻ uống nhiều nước ngọt có ga. Các loại nước ngọt có thể làm mất vitamin và khoáng chất.

Nếu phát hiện trẻ có các dấu thiếu chất, ba mẹ cần đưa bé đi khám, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thực phẩm chức năng.

6. Nên chọn đồ chơi cho bé 1 tuổi thế nào để kích thích con phát triển tốt?

đồ chơi cho trẻ 1 tuổi

Bé 1-2 tuổi bắt đầu nắm bắt thông tin tốt hơn cũng như kỹ năng phối hợp tay, chân và mắt… cũng linh hoạt và hoàn thiện hơn. Đây là lúc ba mẹ tạo cho bé môi trường vui chơi có thể giúp thúc đẩy việc phát triển thể chất và trí não. Lúc này, bé yêu không thể thiếu các món đồ chơi cho trẻ 1 tuổi với những tiêu chí sau:

  • Được làm từ chất liệu an toàn, không chứa hóa chất độc hại. 
  • Có thiết kế tinh tế, không chứa chi tiết sắc nhọn hay chi tiết quá nhỏ và dễ tháo rời. 
  • Có thể chơi cùng người khác. Điều này giúp ba mẹ và bạn bè có thể tương với bé nhiều hơn, từ đó giúp bé tăng khả năng giao tiếp và kết nối. 
  • Kích thích bé tương tác. Các món đồ chơi cho trẻ 1 tuổi phải thú vị, có nhiều cách tương tác để có thể kích thích tuyệt đối sự tập trung của trẻ.

Với những tiêu chí trên, ba mẹ có thể tham khảo một số món đồ chơi phù hợp với trẻ 1 tuổi sau:

  • Sách vải: Sách vải được làm hoàn toàn từ chất liệu vải, một chất liệu an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi. Vải để sản xuất sách cũng là loại không thấm nước và không bị rách trong quá trình đọc nên trẻ có thể thoải mái tương tác trực tiếp với sách nhiều hơn. 
  • Đồ chơi âm nhạc: Các món đồ chơi nhạc cụ cho trẻ 1 tuổi được nhiều bé yêu thích vì có thể phát ra âm thanh lại có kiểu dáng đa dạng. Vậy nên, loại đồ chơi này thích hợp cho cả bé trai và bé gái.  
  • Đồ chơi hình khối: Các món đồ chơi hình khối đơn giản mà bé lắp ghép, tháo rời, đập hay lăn có thể là lựa chọn phù hợp ở giai đoạn 1 tuổi.

7. Trẻ 1 tuổi uống thuốc tẩy giun được chưa? 

Trẻ 1 tuổi tiếp xúc với mặt sàn nhà hoặc mút ngón tay, cắn/gặm đồ chơi khá thường xuyên nên vô tình tạo điều kiện cho nhiều loại giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc xâm nhập vào cơ thể. Trường hợp bị nhiễm giun, trẻ sẽ có các triệu chứng như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Hấp thụ dinh dưỡng kém khiến bé khó tăng cân
  • Thiếu máu, đặc biệt là khi nhiễm giun móc vì loại giun này làm tổn thương niêm mạc ruột gây chảy máu kéo dài
  • Da bé xanh xao, nhợt nhạt
  • Thường xuyên gãi hậu môn
  • Nôn cả khi đói và khi no
  • Thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy
  • Khó ngủ và thường ngủ không sâu
  • Phân bé có máu hoặc ký sinh trùng
  • Khó tiểu, tiểu rắt và quấy khóc khi đi tiểu (ở bé gái).
  • Phát ban, ngứa ngáy kéo dài

Theo khuyến nghị của WHO, ba mẹ nên tẩy giun cho trẻ 1 tuổi bằng một liều albendazole 200mg. Việc tẩy giun định kỳ là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa giun sán và bảo vệ sức khỏe lâu dài của bé. Tần suất tẩy giun cho bé sẽ tùy thuộc vào điều kiện khu vực sống và chỉ định của bác sĩ. Ba mẹ có thể tham khảo tần suất sau:

  • 1 lần mỗi năm tại các khu vực có tỷ lệ nhiễm giun dưới 20%.
  • 2 lần mỗi năm tại các khu vực có nguy cơ nhiễm giun cao trên 50%.

8. Trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 1, cha mẹ phải làm sao?

khủng hoảng tuổi lên 1

Khủng hoảng tuổi lên 1 là thời điểm bé gặp khó khăn khi phải học các kĩ năng mới như tập bò, tập đứng, tập đi, tập nói… Vào giai đoạn này, bé thường có một số biểu hiện như:

  • Ngủ ít hơn
  • Đột ngột biếng ăn hoặc ăn nhiều hơn trước 
  • Không muốn ngủ 1 mình, thường xuyên đòi mẹ bế  
  • Khó tính và khóc nhiều hơn bình thường… 

Để giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 1, ba mẹ có thể:

  • Cho trẻ bú theo nhu cầu thay vì cố ép bé đạt một tiêu chuẩn nào đó 
  • Thường xuyên bế và vỗ về bé 
  • Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé
  • Cố gắng dỗ bé ngủ đủ giấc để đảm bảo sự phát triển

Chỉ cần chút kiên nhẫn, bạn sẽ có thể đồng hành cùng bé qua giai đoạn con phát triển nhiều kỹ năng mới này. 

9. Trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là do đâu, khắc phục thế nào?

Tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có thể do rất nhiều nguyên nhân như:

  • Bé gặp vấn đề không thoải mái như đang bị lạnh quá hay nóng quá, đói bụng, quá mệt, tã ướt, có tiếng ồn, phòng ngủ quá sáng…
  • Bé chuyển chu kỳ giấc ngủ từ REM sang NREM hay ngược lại
  • Bé gặp ác mộng
  • Bé thiếu dinh dưỡng… 

Vấn đề trằn trọc, ngủ không sâu hay giật mình khóc thét nếu xảy ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vậy nên, bạn cần xoa dịu bé bằng một số cách sau:

  • Cải thiện môi trường ngủ của con: Bạn hãy chú làm vệ sinh không gian ngủ của bé thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng như bụi bẩn hoặc lông thú cưng. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý giữ nhiệt độ, độ ẩm và âm thanh trong phòng ở mức phù hợp. 
  • Thay tã sạch và quần áo thoải mái cho con: Khi bé quấy khóc, bạn cần kiểm tra tã hoặc quần áo của bé có bị ướt không để thay kịp thời. Ba mẹ cũng nên cho bé mặc đồ thông thoáng để tránh bé bị nóng khi ngủ. 
  • Hạn chế kích thích trước giờ ngủ: Trước giờ ngủ của bé, ba mẹ cần hạn chế các việc khiến bé bị kích thích như cho bé vận động hay bế xốc, rung lắc bé. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh nói chuyện to tiếng hay mở âm thanh quá to vào khung giờ ngủ của con. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn hãy bổ sung đầy đủ các chất như omega-3, vitamin D, vitamin B, canxi, sắt, phốt pho, kẽm, magiê và đạm cho con để tránh bé khó ngủ do thiếu chất.

Khi hiểu rõ trẻ 1 tuổi biết làm gì, học được những kỹ năng gì và có chiều cao cân nặng tiêu chuẩn ra sao, ba mẹ có thể kịp thời hỗ trợ bé đạt được các mốc phát triển của độ tuổi. Với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi phù hợp, bé 1 tuổi sẽ nhanh chóng phát triển tối ưu cả về thể chất và trí não.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Important Milestones: Your Child By One Year

https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-1yr.html Truy cập ngày 24/01/2025

2. Infant development: Milestones from 10 to 12 months

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/infant-development/art-20047380 Truy cập ngày 24/01/2025

3. Baby’s Brain Begins Now: Conception to Age 3

http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3/baby-and-brain Truy cập ngày 24/01/2025

4. Brain Development

https://www.firstthingsfirst.org/early-childhood-matters/brain-development/ Truy cập ngày 24/01/2025

5. Neurotransmission: The Synapse

https://dana.org/resources/neurotransmission-the-synapse/ Truy cập ngày 24/01/2025

6. Myelin Sheath

https://my.clevelandclinic.org/health/body/22974-myelin-sheath Truy cập ngày 24/01/2025

7. White matter maturation profiles through early childhood predict general cognitive ability

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4771819/ Truy cập ngày 24/01/2025

8. Myelination Is Associated with Processing Speed in Early Childhood: Preliminary Insights

https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0139897 Truy cập ngày 24/01/2025

9. Your toddler’s developmental milestones at 1 year

https://www.unicef.org/parenting/child-development/your-toddlers-developmental-milestones-1-year Truy cập ngày 24/01/2025

10. The Science of Breastfeeding and Brain Development

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5651963/ Truy cập ngày 24/01/2025

11, Early nutrition influences developmental myelination and cognition in infants and young children https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1053811917310807?fr=RR-2&ref=pdf_download&rr=88dcc580a8870442 Truy cập ngày 24/01/2025

12. Hỗ trợ tăng kết nối não bộ nhờ hợp chất Myelin blend (Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactabumin, Sắt, Axit Folic, Vitamin 12) trong Nutrilearn connect giúp tăng hình thành bao myelin, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh trong não bộ. Theo Schneider N, Front. Nutr. 2022; Nelson, Handbook of Child Psychology 2007; Chevalier N, PLoS One 2015.

13. Choline, Neurological Development and Brain Function: A Systematic Review Focusing on the First 1000 Days

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7352907/ Truy cập ngày 24/01/2025

14. Role of lutein and zeaxanthin in visual and cognitive function throughout the lifespan

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25109868/ Truy cập ngày 24/01/2025

15. Human Milk Oligosaccharides and Immune System Development

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6116142/ Truy cập ngày 24/01/2025

16. Nutritional and physiologic significance of alpha-lactalbumin in infants

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14552064/ Truy cập ngày 24/01/2025

17. Calcium, zinc, and vitamin D in breast milk: a systematic review and meta-analysis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10233556/ Truy cập ngày 24/01/2025

18. Your Child’s Development: 1 Year (12 Months)

https://kidshealth.org/en/parents/development-12mos.html Truy cập ngày 24/01/2025

Phiên bản hiện tại

10/02/2025

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 22 giờ trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo