Thai nhi 15 tuần tuổi sẽ bắt đầu mọc lông mày và lông mi. Làn da của bé cũng đang liên tục phát triển, mỏng và mờ đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu phía trong. Các đặc điểm giới tính bên ngoài tương đối rõ để nhận diện qua siêu âm.
Để khám phá sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi cùng những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu mang thai 15 tuần, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.
Thai nhi 15 tuần phát triển như thế nào?
1. Chiều dài, cân nặng của thai nhi 15 tuần tuổi
Bạn đang thắc mắc thai nhi 15 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thai nhi trong bụng mẹ có kích thước của một quả mơ. Các chỉ số kích thước của con cụ thể như sau:
- Cân nặng khoảng 99-132g.
- Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 10,1cm.
Ngoài ra, dấu hiệu thai nhi 15 khỏe mạnh còn gồm các chỉ số sau:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 29mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 17mm.
Lưu ý
- Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 15 tuần bằng quả mơ là đang hình dung em bé theo một khối co lại và ngắn lại.
- Trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ, chiều dài đầu tới mông hay đầu tới gót chân không được khảo sát trên siêu âm vì lúc này thai nhi tương đối lớn, có những cử động gập duỗi, tay chân phát triển nên khó đo đạc, mặt khác các con số này cũng không mang giá trị nhiều trong lâm sàng.
2. Nụ vị giác
- Thai nhi 15 tuần, các nụ vị giác của bé đang hình thành và các dây thần kinh bắt đầu kết nối chúng với não.
- Vào khoảng tuần thứ 20, các nụ vị giác của bé sẽ được hình thành hoàn thiện.
- Trong thời kỳ mang thai, các phân tử của những gì bạn ăn sẽ đi qua máu và đi vào nước ối. Thế nhưng, thai nhi thực sự không nếm được những gì bạn đang ăn. Thế nên, đừng lo lắng về việc bé thích hay không thích những gì mà bạn tiêu thụ.
3. Thai nhi 15 tuần năng động hơn trước
- Chân của bé đang dài hơn tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay.
- Lúc này, bé đã có thể mút ngón tay cái, ngáp, duỗi người và nhăn mặt.
- Thai nhi 15 đang chuyển động liên tục dù mẹ bầu có thể vẫn chưa thể cảm nhận được.
4. Thai nhi 15 tuần trông giống một người tí hon
- Thai nhi 15 tuần trông giống một người tí hon hơn khi mà mí mắt, lông mày, lông mi, móng tay, tóc và các ngón tay, ngón chân đã rõ nét.
5. Làn da và mái tóc của bé
- Làn da của thai nhi 15 tuổi đang liên tục phát triển, mỏng và mờ đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu phía trong.
- Tóc và lông mày của bé vẫn tiếp tục tăng trưởng.
6. Vị trí tai của bé
- Lúc này, tai của bé nằm hơi thấp trên đầu nhưng đã gần với vị trí chính xác sau này.
7. Hệ xương và cơ bắp của thai nhi 15 tuần
- Hệ thống xương của bé cũng đang tiếp tục phát triển.
- Cơ bắp của bé cũng phát triển không ngừng và bé có thể thực hiện rất nhiều chuyển động đầu, miệng, tay, cổ tay, bàn tay, chân.
Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi
- Nụ vị giác đang hình thành và các dây thần kinh bắt đầu kết nối chúng với não.
- Con năng động hơn trước nhưng mẹ bầu có thể vẫn chưa cảm nhận được các chuyển động của bé.
- Bé trông giống người tí hon khi mí mắt, lông mày, lông mi, móng tay, tóc và các ngón tay, ngón chân đã rõ nét.
- Làn da và mái tóc của bé vẫn tiếp tục tăng trưởng.
- Tai của bé đã gần với vị trí chính xác sau này.
- Hệ xương và cơ bắp đang tiếp tục phát triển.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 15
Khi thai 15 tuần, tức bạn đã bước sang giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 2 do đó, cơ thể bạn cũng trải qua một số thay đổi, cụ thể như:
1. Mẹ bầu 15 tuần thường xuyên bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi thường là do tác động kết hợp của những thay đổi về hormone và lưu lượng máu tăng lên đến niêm mạc mũi. Tình trạng này phổ biến đến mức thậm chí còn có tên gọi: viêm mũi thai kỳ.
Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ bầu hãy:
- Sử dụng máy phun sương tạo ẩm trong phòng vào ban đêm
- Kê cao đầu bằng gối khi ngủ
- Uống nhiều nước
- Xịt mũi bằng nước muối
Mẹ bầu cần lưu ý không tùy tiện sử dụng thuốc thông mũi hoặc các loại thuốc khác trong thời kỳ mang thai mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
2. Chảy máu mũi
- Theo ước tính có khoảng 20% phụ nữ mang thai bị chảy máu cam do lượng máu tăng và mạch máu trong mũi giãn nở. Tình trạng này thường vô hại nhưng hãy cho bác sĩ biết nếu nó xảy ra thường xuyên.
- Lưu ý là nếu máu cam chảy nhiều hoặc không ngừng sau 30 phút áp dụng các biện pháp sơ cứu, hãy đến bệnh viện ngay.
3. Ợ nóng khi mang thai
- Tình trạng ợ nóng khi mang thai là phổ biến, là do những thay đổi về thể chất và nội tiết tố. Tình trạng này thường vô hại, nhưng lại có thể khiến mẹ bầu rất khó chịu.
- Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu đừng quên xin lời tư vấn từ bác sĩ nhé!
4. Sưng nướu khi mang thai 15 tuần
- Sưng nướu là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai. Điều này là do hormone thai kỳ làm nướu sưng và mềm, dễ bị chảy máu khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
- Để chăm sóc răng miệng trong khi đang mang thai nhi 15 tuần, mẹ nên:
- Chải răng thường xuyên với kem đánh răng chứa fluor để bảo vệ răng khỏi nguy cơ sâu răng.
- Làm sạch lưỡi trong khi đánh răng cũng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong vòm miệng và giúp hơi thở thơm mát hơn.
- Hãy đi khám răng định kỳ và xin sự tư vấn của nha sĩ để giảm vi khuẩn và mảng bám, bảo vệ nướu và răng.
5. Tăng cân khi mang thai
- Nếu để ý bạn sẽ thấy nhu cầu ăn uống của bản thân cũng tăng dần. Do đó, vào những tháng giữa của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2), cân nặng của mẹ bầu thường tăng thêm khoảng 1,5 – 2,5kg mỗi tháng.
- Ở giai đoạn khi thai nhi 15 tuần, bạn không cần thiết phải ăn cho 2 người. Bạn cần ăn uống lành mạnh, cân đối các nhóm thực phẩm, ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và vệ sinh, tăng thêm tổng calo so với quý 1 tránh thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo và mặn.
6. Ngứa khi mang thai tuần thứ 15
- Một số mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa da trong giai đoạn này của thai kỳ. Nguyên nhân là nồng độ estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể khiến da bị khô và ngứa.
- Việc dùng kem dưỡng ẩm không mùi, mặc quần áo cotton rộng rãi và tắm nước mát có thể hữu ích.
- Nếu tình trạng ngứa trở nên nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm, hãy nói chuyện với bác sĩ.
7. Các vấn đề về cảm xúc
Khi mang thai 15 tuần tuổi và trong giai đoạn này của thai kỳ, về mặt cảm xúc, mẹ bầu có thể trải qua:
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Mẹ bầu có thể khó chịu hay khóc lóc, trở nên vui vẻ hay lo âu mà không rõ nguyên do.
- Cảm giác tâm trí luôn mơ hồ và không thể tập trung: Mẹ thường sẽ lơ mơ, hay quên, hay làm rơi đồ vật và khó tập trung.
Thay đổi về mặt cơ thể
- Nghẹt mũi khi mang thai do tác động kết hợp của những thay đổi về hormone và lưu lượng máu tăng lên đến niêm mạc.
- Chảy máu mũi do lượng máu tăng và mạch máu trong mũi giãn nở.
- Ợ nóng khi mang thai do những thay đổi về thể chất và nội tiết tố.
- Sưng nướu khi mang thai do tác động của hormone thai kỳ.
- Tăng cân khi mang thai mẹ bầu thường tăng khoảng 0.5kg/tuần vào tam cá nguyệt thứ 2.
- Ngứa khi mang thai do nồng độ estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể khiến da bị khô và ngứa
- Các vấn đề về cảm xúc: Tâm trạng thay đổi thất thường, tâm trí mơ hồ, khó tập trung.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu khi mang thai 15 tuần
1. Tăng cân khi mang thai
Nếu bạn tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm, hãy trao đổi với bác sĩ để có thể xây dựng được chế độ ăn, vận động thể chất phù hợp. Điều này giúp quản lý cân nặng khi mang thai tốt hơn.
2. Vấn đề về dị ứng
Nếu mẹ bầu bị dị ứng với một số thức ăn nào đó, tốt nhất nên tránh dung nạp trong thai kỳ, bởi:
- Dị ứng khi mang thai có nguy cơ gây ra các phản ứng quá mẫn ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai
- Tạo điều kiện kích hoạt khiến con của bạn có thể dị ứng với thức ăn đó sau này.
Do đó, nếu bị dị ứng, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ nhé!
3. Thai nhi 15 tuần, mẹ bầu đừng quên xây dựng thói quen tập thể dục
- Nếu trước kia bạn chưa tập thể dục thì khi thai nhi 15 tuần là thời điểm phù hợp để bạn bắt đầu xây dựng thói quen vận động thể chất thường xuyên khi mang thai.
- Hãy tham gia một lớp vận động thể chất cho bà bầu để có động lực tập luyện và nhận được sự hỗ trợ từ những mẹ bầu khác.
- Các hình thức tập luyện mà mẹ có thể thử như đi bộ, bơi, yoga trước sinh, pilates…
4. Luyện tập cơ sàn chậu
Ngoài việc vận động thể chất mỗi ngày, mang bầu 15 tuần cũng là thời điểm tốt nhất mà bạn nên chú ý đến việc luyện tập cơ sàn chậu. Việc này nhằm giúp giảm nguy cơ bị bị rò rỉ nước tiểu khi cười, ho, hắt hơi hay khi gắng sức.
Hãy trao đổi với bác sĩ hay nữ hộ sinh để được hướng dẫn cách tập đúng.
5. Những xét nghiệm nào mẹ bầu 15 tuần cần biết?
Nếu đi khám thai trong giai đoạn này, bác sĩ thường sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện:
- Kiểm tra cân nặng và huyết áp
- Đo nhịp tim của thai nhi
- Kiểm tra bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không.
- Siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi 15 tuần
- Làm các xét nghiệm cần thiết như kiểm tra sức khỏe tổng quát, bệnh lý của mẹ, làm tầm soát lệch bội (nếu trước đó chưa được làm).
Ghi nhớ những điều bác sĩ dặn:
- Theo dõi sự tăng cân khi mang thai
- Trao đổi với bác sĩ về vấn đề bị dị ứng (nếu có)
- Vận động thể chất nhẹ nhàng và thường xuyên
- Luyện tập cơ sàn chậu
- Khám thai và thực hiện một số xét nghiệm đầy đủ
Những câu hỏi liên quan đến tuần thai thứ 15
1. Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh
Một trong những cách đánh giá sự khỏe mạnh của thai là dựa vào các thông số sinh trắc học. Ở 15 tuần tuổi, thai nhi khỏe mạnh thường đạt những đặc điểm như:
- Cân nặng đạt khoảng 99-132g.
- Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 10,1cm.
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 29mm.
- Chiều dài xương đùi (FL): 17mm.
- Chu vi vòng bụng của thai nhi 15 tuần: 91,94mm.
- Thai nhi bắt đầu cử động nhiều hơn trong bụng mẹ.
- Bụng bầu của mẹ lộ rõ.
2. Thai 15 tuần gò cứng bụng có sao không?
Trong giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 2, việc mẹ bầu gò cứng thường là do:
- Các dây chằng xung quanh tử cung bắt đầu giãn ra khi em bé dần phát triển
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa trong thai kỳ như táo bón, đầy hơi, khó tiêu…
- Chuột rút
- Sau khi đi bộ, vận động nhiều.
Để giảm nhẹ triệu chứng này, các mẹ bầu nên:
- Thay đổi tư thế phù hợp
- Nghỉ ngơi
- Áp dụng các kỹ thuật thư giãn, các bài tập giãn cơ và thư giãn nhẹ nhàng
- Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen (không nên tắm nước nóng)
- Uống đủ nước, nghĩa là uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
Mẹ bầu nên đi khám ngay nếu:
- Đau dữ dội khi bụng bạn cứng lại
- Sốt
- Chảy máu âm đạo…
3. Thai 15 tuần đã máy chưa, thai nhi 15 tuần biết đạp chưa?
Thai nhi 15 tuần, chân của bé đang dài hơn tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Con chuyển động liên tục trong tử cung nhưng mẹ bầu có thể vẫn chưa thể cảm nhận được.
Do đó, câu trả lời cho thắc mắc “thai 15 tuần đã máy chưa, thai 15 tuần biết đạp chưa?” là con đã biết đạp nhưng mẹ chưa cảm nhận được nên dấu hiệu thai máy chưa xuất hiện mẹ bầu nhé.
4. Chiều dài xương đùi thai 15 tuần dài bao nhiêu?
Chiều dài xương đùi (FL) thai nhi 15 tuần đo được khoảng 17mm (sẽ không có con số chính xác, mà là một khoảng giá trị bình thường).
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi 15 tuần phát triển như thế nào và mẹ mang thai 15 tuần có những sự thay đổi ra sao. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng đừng quên gia nhập cộng đồng Mang thai trên Hello Bacsi để cùng các mẹ bầu khắp nơi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe thai kỳ hữu ích.
[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]