Ngoài ra, nếu đứng lâu mẹ sẽ gặp hiện tượng phù nề rất khó chịu. Vì thế mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời nên chọn những đôi giày thoải mái để việc đi đứng dễ dàng hơn nhé!
2. Thai nhi 20 tuần và những điều mẹ cần lưu ý
Mẹ nên xem xét làm ngân hàng máu cuống rốn. Ngân hàng máu cuống rốn là một thủ tục trong đó máu cuống rốn được lấy từ dây rốn của em bé ngay sau khi sinh và được bảo quản để có thể sử dụng trong tương lai khi cấy ghép tế bào gốc. Có hai cách chính để lưu máu dây rốn:
- Cộng đồng: Ngân hàng công sẽ thu thập và lưu trữ máu dây rốn để sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào cần chữa bệnh.
- Tư nhân: Các gia đình có khả năng chi trả cho các dịch vụ sẽ cho các trung tâm giám sát việc thu thập và lưu trữ máu cuống rốn và máu này được lưu lại chỉ để gia đình đó sử dụng.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 20 tuần
Đi khám thai ở tuần 20 là cách để xem bé đang phát triển như thế nào và bảo đảm rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Siêu âm vào ba tháng giữa của thai kỳ cũng giúp bác sĩ biết rõ tình hình sức khỏe tổng thể của bé và việc mang thai của bạn.
Ở thời điểm này, bác sĩ có thể xem xét chọc ối nếu nhận thấy có vấn đề bất thường về thai nhi. Khi chọc ối, một mẫu dịch ối sẽ được lấy từ vị trí quanh bé. Mẫu này sẽ được kiểm tra để xem bé có bất thường về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down hay không.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 20

1. Thai 20 tuần nên ăn gì?
Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học với các thực phẩm giàu chất đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất béo. Đối với hoa quả và rau củ, bạn cần chọn lựa và chế biến kỹ lưỡng bằng cách rửa thật kỹ, gọt vỏ và nấu chín thức ăn. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn khoảng 5 – 9 khẩu phần trái cây, rau củ mỗi ngày.
2. Mẹ bầu 20 tuần cần vận động thường xuyên, tránh đứng yên trong thời gian dài
Đừng đứng suốt cả ngày khi mẹ mang thai tuần 20 trở đi. Hãy chịu khó đi bộ xung quanh. Đứng yên trong thời gian dài có xu hướng giảm huyết áp, có thể dẫn đến mê sảng và ngất xỉu. Mẹ có thể chống lại những rủi ro bằng cách đi bộ ngắn nhưng thường xuyên. Ngoài ra, khi thai nhi 20 tuần, bạn cũng có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, bơi…
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào và 20 tuần thai nhi nặng bao nhiêu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!