backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 19/07/2023

    Gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

    Việc tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng gò tử cung khi mang thai 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ thể trạng của bản thân cũng như các vấn đề liên quan. Điều này sẽ giúp mẹ bầu có được phương án chăm sóc thai kỳ một cách tốt nhất. 

    Mang thai là một quá trình đầy ắp những trải nghiệm yêu thương nhưng cũng khiến mẹ bầu gặp phải không ít khó khăn, trở ngại. Một trong những hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn này có thể kể đến bao gồm tình trạng mẹ bầu bị gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu hay bị gò tử cung khi mới mang thai. Liệu đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ hay không và mẹ bầu cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

    Gò tử cung là gì? 

    Cơn gò tử cung là hiện tượng co thắt và giãn nở của các cơ trong tử cung phụ nữ mang thai. Khi tử cung bắt đầu co bóp, các mẹ bầu có thể cảm thấy bụng cứng lại và sau đó dần mềm ra. Nhìn chung, trải nghiệm về cơn gò tử cung của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau, một số người miêu tả cơn gò giống như hiện tượng bị đau bụng kinh nguyệt, một số khác lại cảm thấy nhói ở vị trí hai bên thành bụng. 

    Gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu? 

    gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu

    Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu và được chia ra ở hai tình huống: Bình thường và nguy hiểm. 

    Hiện tượng gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu nhưng không nguy hiểm sẽ đến từ những nguyên nhân sau: 

    • Trứng đang làm tổ trong thành tử cung 
    • Sự thay đổi hormone, khiến bạn ốm nghén và nôn liên tục, vô tình dẫn đến hiện tượng căng tức khu vực bụng
    • Các dây chằng xung quanh tử cung bắt đầu giãn ra khi em bé dần phát triển
    • Mẹ bầu bị táo bón, một vấn đề tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ
    • Đầy hơi, khó tiêu và dẫn đến cảm giác gò bụng, căng chướng… 

    Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơn gò liên tục xuất hiện và không có dấu hiệu thuyên giảm dẫu đã làm theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên hết sức cẩn trọng bởi có thể do các nguyên nhân như:

    • Dọa sảy thai 
    • Tiền sản giật 
    • Viêm ruột thừa
    • Sảy thai  
    • Thai ngoài tử cung… 

    Gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ bầu cần làm gì? 

    gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu

    Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn về việc thi thoảng bị gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

    1. Gò bụng nhẹ trong 3 tháng đầu mang thai

    Nếu mẹ bầu bị đau bụng trong giai đoạn đầu thai kỳ và được xác định không có vấn đề gì nghiêm trọng, việc áp dụng một số biện pháp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn bao gồm:  

    • Tắm nước ấm để thư giãn. Lưu ý là mẹ bầu chỉ tắm nước ấm, không tắm nước nóng hay ngâm mình nước nóng 
    • Thực hành các bài tập thở sâu
    • Chườm ấm cho khu vực bụng 
    • Uống nước ấm và luôn đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết 
    • Thay đổi tư thế khi nằm hoặc cố gắng di chuyển nhẹ nhàng
    • Dành thời gian để đi vệ sinh nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị táo bón 
    • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Việc này vừa giúp mẹ bầu không bị gò bụng do khó tiêu, vừa hạn chế cảm giác ngán do phải ăn quá nhiều một lúc
    • Uống thuốc có acetaminophen: Các sản phẩm như Tylenol thường được phụ nữ mang thai sử dụng để giảm đau và hạ sốt nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng nhằm đảm bảo an toàn trong thai kỳ. 

    Khi nào cần đến bác sĩ?

    Mẹ bầu hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu như nhận thấy đang gặp phải một trong các tình trạng sau. Bởi đây có thể là biểu hiện cho thai kỳ đang đang gặp vấn đề, nếu chủ quan sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và em bé trong bụng: 

    • Đau bụng dữ dội
    • Chảy máu âm đạo
    • Đau ở đầu vai 
    • Tiết dịch âm đạo bất thường
    • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát khi đi tiểu
    • Đau khi đi đại tiện… 

    Bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm để giúp tìm ra nguyên nhân gây đau bụng, bao gồm:

    • Kiểm tra nước tiểu để kiểm tra xem bạn vẫn đang có thai hay không, đồng thời xác định liệu mẹ bầu có đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI, viêm bàng quang)… 
    • Siêu âm 
    • Khám âm đạo để kiểm tra cổ tử cung
    • Xét nghiệm máu… 

    Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề gò bụng khi mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Đừng quên truy cập Hello Bacsi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 19/07/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo