Sa tử cung được điều trị như thế nào?

Nếu tình trạng sa tử cung ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, cách tốt nhất là chị em nên đi khám càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn chỉ bị sa tử cung ở mức độ nhẹ thì các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật sẽ hữu ích hơn, bao gồm:
- Liệu pháp estrogen cho âm đạo giúp cải thiện sự tái tạo và sức mạnh của mô âm đạo. Đồng thời, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị khác.
- Thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ âm đạo và cơ sàn chậu.
- Đeo vòng pessary, đây là một thiết bị được đưa vào âm đạo vừa khít với cổ tử cung nhằm nâng đỡ, ổn định tử cung và cổ tử cung.
Ngược lại, nếu bạn bị sa tử cung ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Mặc dù phương pháp này luôn hiệu quả trong việc xử lý tình trạng sa tử cung nhưng chỉ phù hợp với phụ nữ đã sinh đủ số con mong muốn.
Bạn có thể phòng ngừa sa tử cung không?
Sa tử cung là căn bệnh có thể phòng ngừa. Vì vậy, nếu được bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo có nguy cơ bị sa tử cung, bạn nên áp dụng những biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Khi mang thai, bạn nên thực hiện các bài tập sàn chậu trong suốt thai kỳ.
- Nếu sinh con qua ngả âm đạo, bạn nên thực hiện các bài tập sàn chậu sau sinh.
- Sau khi mãn kinh, chị em nên tập các bài tập sàn chậu kết hợp với liệu pháp estrogen.
- Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên để giảm cân nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì.
- Cố gắng kiểm soát tình trạng táo bón bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước và tránh căng thẳng khi đi ngoài. Nếu bị táo bón mãn tính, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ trong việc điều trị.
Ngoài ra, nếu có dấu hiệu sa tử cung thì trong sinh hoạt thường ngày, bạn cần tránh khiêng vác đồ vật nặng, bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc và cần tìm cách điều trị những căn bệnh bạn đang mắc có thể gây áp lực cho vùng chậu, chẳng hạn như ho mãn tính, táo bón mãn tính…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!