Sa bàng quang không phải là tình trạng hiếm gặp, nhất là ở phụ nữ sau khi sinh hay người cao tuổi. Nó là loại sa nội tạng vùng chậu phổ biến nhất. Vậy nhưng, đây vẫn còn là khái niệm xa lạ với nhiều người.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Sa bàng quang không phải là tình trạng hiếm gặp, nhất là ở phụ nữ sau khi sinh hay người cao tuổi. Nó là loại sa nội tạng vùng chậu phổ biến nhất. Vậy nhưng, đây vẫn còn là khái niệm xa lạ với nhiều người.
Biết được triệu chứng sa bàng quang, khi nào cần đi khám bác sĩ, cách điều trị, bạn sẽ chủ động hơn để đối phó với tình trạng này.
Sa bàng quang xảy ra khi các mô hỗ trợ giữa thành bàng quang và âm đạo bị suy yếu và giãn dài ra, khiến bàng quang di chuyển xuống nằm ở trong âm đạo.
Các cơ nâng đỡ cơ quan trong khung chậu bị căng giãn quá mức có thể dẫn đến bàng quang bị sa xuống. Các trường hợp thường gặp là sa bàng quang sau sinh nở hoặc táo bón mạn tính, ho dữ dội, nâng vật nặng quá sức. Tình trạng này cũng có xu hướng xảy ra sau khi mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm sút.
Đối với trường hợp sa bàng quang nhẹ hoặc vừa, điều trị không phẫu thuật thường mang lại hiệu quả tích cực. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cần phẫu thuật để giữ cho âm đạo và các cơ quan khác trong vùng chậu ở đúng vị trí.
Sa bàng quang được phân chia thành 4 mức độ dựa trên tình trạng bàng quang dịch chuyển xuống dưới âm đạo bao nhiêu:
Trường hợp nhẹ, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sa bàng quang nào. Khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, bạn có thể bị:
Trường hợp nghiêm trọng, một khối mô lồi ra ngoài âm đạo và có thể khiến bạn cảm thấy như đang ngồi trên một quả trứng.
Các dấu hiệu và triệu chứng sa bàng quang thường đáng chú ý hơn sau khi đứng trong thời gian dài và có thể mất sau khi bạn nằm xuống.
Triệu chứng nghiêm trọng có thể khiến bạn không thoải mái. Tình trạng này cũng làm cho quá trình làm rỗng bàng quang gặp nhiều khó khăn hơn và có thể gây nhiễm trùng bàng quang. Nhiều người bị đi tiểu không kiểm soát được. Vì vậy, bệnh sa bàng quang có nguy hiểm không thì câu trả lời là không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống, nếu như nó không được điều trị sớm.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy có dấu hiệu sa bàng quang và triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Sàn chậu bao gồm các cơ, dây chằng và các mô liên kết giúp hỗ trợ bàng quang và các cơ quan vùng chậu khác. Các liên kết giữa cơ sàn chậu và dây chằng có thể suy yếu theo thời gian, do chấn thương sau khi sinh hoăc do cơ sàn chậu bị căng mạn tính. Khi đó, bàng quang có khả năng nằm ở vị trí thấp hơn bình thường và phồng lên trong âm đạo.
Các nguyên nhân sa bàng quang có thể gồm:
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sa bàng quang, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể thực hiện những việc sau:
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa bàng quang và tình hình sức khỏe hiện tại có liên quan đến cơ quan này không, chẳng hạn như sa tử cung (tử cung sa xuống âm đạo).
Trường hợp nhẹ, khi có ít hoặc không có triệu chứng rõ ràng thường không cần điều trị. Bạn có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà (như tập bài tập tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu) và đi khám định kỳ để theo dõi xem tình trạng có tệ hơn không.
Khi các biện pháp tự chăm sóc không mang lại hiệu quả, điều trị có thể gồm:
Nếu các triệu chứng sa bàng quang ngày càng nghiêm trọng, gây khó chịu, bạn có thể phải phẫu thuật để điều trị. Thông thường, phẫu thuật giúp nâng bàng quang về lại đúng vị trí, loại bỏ các mô thừa và thắt chặt các cơ, dây chằng của sàn chậu. Nếu các mô âm đạo quá mỏng, bác sĩ sẽ sử dụng một loại mô ghép đặc biệt để cố định các mô âm đạo và tăng cường khả năng hỗ trợ.
Nếu bạn muốn mang thai trong thời gian này, bác sĩ sẽ khuyến cáo trì hoãn phẫu thuật cho đến khi sinh xong. Lúc ấy, sử dụng vòng nâng pessary có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng.
Trường hợp người bệnh có thêm tình trạng tiểu són áp lực (rò rỉ nước tiểu trong khi đang hoạt động gắng sức), bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật để hỗ trợ niệu đạo và giảm bớt các triệu chứng tiểu không kiểm soát.
Để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này, hãy thử các biện pháp tự chăm sóc bản thân sau:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!