Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Quá trình hình thành huyết khối đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bạn ngăn ngừa tình trạng mất máu quá nhiều khi bị thương. Tuy nhiên, nếu huyết khối làm tắc mạch máu, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Vậy huyết khối là gì và làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Huyết khối là các cục máu đông dạng gel hình thành trong mạch máu. Quá trình hình thành huyết khối giúp tập trung máu đến các mạch máu bị vỡ và làm ngừng chảy máu khi bạn bị thương.
Lúc này, các tiểu cầu được “triệu tập” đến vùng tổn thương để tạo ra nút chặn ban đầu. Các yếu tố đông máu gây ra một phản ứng dây chuyền nhanh chóng, dẫn đến hình thành các sợi fibrin giúp liên kết các tiểu cầu với nhau. Nhiều tiểu cầu phóng thích các chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác tạo thành một cục máu đông bền hơn và ngăn chặn tình trạng chảy máu.
Các protein giúp cơ thể xác định thời điểm dừng lại quá trình tạo cục máu đông khi nó đủ lớn. Khi vết thương được chữa lành, các sợi sẽ tự hòa tan và những tiểu cầu quay trở lại trạng thái bình thường.
Thông thường, quá trình hình thành cục máu đông là một quá trình có lợi cho cơ thể, giúp bạn không bị mất máu quá nhiều khi bị thương. Tuy nhiên, nếu cục máu đông hình thành ở một số vị trí và không hòa tan, chúng có thể gây cản trở lưu thông máu, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, cần nhận biết các dấu hiệu huyết khối để điều trị kịp thời.
Khi bị chảy máu, bạn sẽ thấy một vùng sưng nhỏ xung quanh vết thương, đôi khi ngứa và tất nhiên là đau. Khi huyết khối hình thành trong các tĩnh mạch, vùng đó sẽ tấy đỏ, đau, sưng và có thể nóng ấm. Đôi khi, vùng bị thương sưng lên, có màu xanh do cục máu đông lớn. Tuy nhiên, nếu cục máu đông hình thành trong các động mạch, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng do cục máu đông gây ra phụ thuộc vào vị trí cục máu đông hình thành trong cơ thể:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Cục máu đông hình thành khi bạn bị chảy máu. Tuy nhiên, nếu dòng máu gặp khó khăn khi di chuyển hoặc trở nên trì trệ, cục máu đông cũng có nguy cơ được hình thành.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong máu có thể là nguyên nhân gây hình thành cục máu đông vì chúng tạo ra các mảng xơ vữa bám trong động mạch. Khi những mảng xơ vữa này vỡ ra, tiểu cầu sẽ “tìm đến” và bắt đầu hình thành cục máu đông.
Huyết khối là một tình trạng rất thường gặp và có thể ảnh hưởng đến bất kì ai trong bất kỳ độ tuổi nào. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng huyết khối, bao gồm:
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bạn và gia đình để xác định xem tình trạng nào trước đây có khả năng gây ra huyết khối. Hình thành cục máu đông là quá trình tự nhiên của cơ thể khi chảy máu. Vì vậy, hiểu rõ quá trình này sẽ giúp bạn đề ra cách điều trị phù hợp, hiệu quả.
Mỗi loại huyết khối có phương pháp điều trị khác nhau vì chúng có thể hình thành ở bất cứ nơi nào trong cơ thể từ não tới chân. Siêu âm, điện não đồ, điện tâm đồ, CT scan hoặc bất cứ xét nghiệm cần thiết nào đều được dùng để chẩn đoán.
Nguyên nhân gây ra huyết khối rất nhiều, nên có nhiều cách điều trị bệnh từ dùng thuốc đến phẫu thuật. Tùy vào vị trí và độ nghiêm trọng của huyết khối mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Nhìn chung, mục tiêu của điều trị là làm tan huyết khối và giúp cho máu lưu thông lại bình thường. Dưới đây là một số cách điều trị cục máu đông thường được sử dụng:
Bạn sẽ có thể ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông nếu áp dụng các biện pháp sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!