Sa sinh dục được chia làm các loại là: sa bàng quang, sa tử cung, sa âm đạo, sa trực tràng, sa niệu đạo. Tuổi càng cao, phụ nữ càng có nguy cơ cao bị sa sinh dục.
Nguyên nhân gây sa tử cung

Việc sinh con là nguyên nhân chính yếu gây nên sa sinh dục. Trên đường xuống âm đạo khi sinh thường, em bé có thể kéo căng và xé rách các mô nâng đỡ cũng như cơ sàn chậu. Do đó, khi người phụ nữ càng sinh nhiều con qua ngả âm đạo thì càng có nguy cơ cao bị sa sinh dục.
Ngoài ra, một số lý do khác cũng có thể gây nên áp lực cho cơ quan vùng chậu và cơ sàn chậu, dẫn đến sa sinh dục:
- Ho mãn tính (Khi bạn hút thuốc thường xuyên hoặc người bị hen suyễn mãn tính)
- Nâng đỡ vật nặng (mang vác hàng hóa, bế con…)
- Táo bón (táo bón trong thời gian dài sẽ gây hại đến cơ sàn chậu)
Làm sao để phòng tránh sa sinh dục?

Sa sinh dục xảy ra do cơ sàn chậu và các mô nâng đỡ bị yếu, không còn đủ khỏe để nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan vùng chậu. Do đó, chúng ta cần luyện tập để giữ cho cơ sàn chậu của mình khỏe mạnh bất kể tuổi tác.
Cũng giống bất kỳ cơ bắp nào khác trong cơ thể, cơ sàn chậu có thể mạnh hơn thông qua những bài tập phù hợp. Các bài tập đối kháng (resistance training) là cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cơ bắp của bạn. Cơ mông, cơ đùi trong, cơ khoeo, cơ bụng và cơ lưng dưới đều có thể giúp đỡ trong việc duy trì sức mạnh và sự dẻo dai của cơ sàn chậu. Các bài tập như squat, lunge hay nâng tạ đều hỗ trợ đối với các cơ này.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!