- Dị vật hoặc tác nhân kích ứng: Ho là gì hay tại sao ho? Phản xạ ho là một cách để làm sạch cổ họng. Khi đường thở bị tắc do chất nhầy hoặc khói bụi, phản ứng phản xạ của cơ thể là ho để tống các tác nhân kích ứng này khỏi cổ họng, giúp hô hấp dễ dàng hơn. Tuy không kéo dài nhưng tình trạng này có khả năng gia tăng khi tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân kích ứng.
- Virus và vi khuẩn: Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm trùng hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Nhiễm trùng đường hô hấp thường có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Người bệnh có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh.
- Hút thuốc: Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen hút thuốc là một trong số những nguyên nhân phổ biến khác gây ho mạn tính. Do đó câu trả lời cho thắc mắc “nguyên nhân gây ho là gì?”, trong trường hợp này chính là thói quen hút thuốc lá.
- Hen suyễn: Nhiều bậc cha mẹ thường băn khoăn không biết nguyên nhân gây ho ở trẻ là gì hay tại sao ho? Theo các chuyên gia nhi khoa trẻ nhỏ bị ho có thể do hen suyễn. Thông thường, cơn ho hen có âm thanh khò khè đặc biệt nên dễ xác định bệnh.
- Thuốc: Có không ít người nghi ngờ về việc nguyên nhân gây ho có phải là tác dụng phụ của một số loại thuốc không? Thực tế, việc dùng một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ hiếm gặp là gây ho, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và bệnh tim. Tình trạng này sẽ hết khi ngừng thuốc.
Ngoài những vấn đề nêu trên thì nguyên nhân gây ho còn có thể là do yếu tố nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, một số tình trạng sức khỏe sau cũng có thể là nguyên nhân gây ho:
Chẩn đoán & Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh ho
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ho bằng các câu hỏi thăm khám triệu chứng của người bệnh, chẳng hạn như:
- Tình trạng này bắt đầu từ khi nào?
- Có các dấu hiệu và triệu chứng nào kèm theo hay không?
- Tình trạng có nặng hơn hay dịu đi khi thực hiện một số hành động nhất định nào đó hay không?
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm trước khi chẩn đoán. Người bệnh cần phải cung cấp thông tin một cách chính xác cho bác sĩ.
Những phương pháp điều trị ho
Thông thường, các cơn ho do nhiễm virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn ho quá khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc ức chế ho như pholcodine, dextromethorphan và thuốc kháng histamin.
Nếu ho có đàm (đờm), người bệnh có thể sử dụng thêm một số thuốc long đàm. Trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng sinh để chữa ho.
Phòng ngừa

Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc ho là gì hay nguyên nhân gây ho hoặc tại sao ho, chúng ta cũng nên quan tâm đến những biện pháp phòng ngừa ho? Theo các chuyên gia sức khỏe, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ dẫn đến ho mãn tính. Sau khi cai thuốc, cơn ho có thể tiếp diễn đến 3 tháng hoặc lâu hơn vì cơ thể cần thời gian loại bỏ sự tích tụ độc chất từ đường thở.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều trái cây, chất xơ và flavonoid (có trong đậu nành) sẽ giúp cơ thể giảm tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp mạn tính. Ngoài ra cần uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh truyền nhiễm: Hãy đeo khẩu trang khi giao tiếp hoặc không tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh đường hô hấp để tránh lây nhiễm.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và không dùng chung đồ dùng, khăn hoặc gối với người khác.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Cải thiện chất lượng giấc ngủ để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công từ virus.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!