Do thành phần vô cùng đa dạng nên các hạt bụi sẽ có nhiều kích thước khác nhau. Một số hạt bụi to, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường nên việc vệ sinh khá đơn giản. Trong khi đó, các hạt bụi khác lại vô cùng nhỏ, bay lơ lửng trong không khí và bám trên các bề mặt như sàn nhà, ghế sofa, giường…
Với các hạt bụi siêu nhỏ, bạn rất khó để biết liệu mình đã loại bỏ hết chúng hay chưa. Không những thế, những hạt bụi “vô hình” này còn có thể bị phân tán ngược lại vào môi trường xung quanh khi bạn vệ sinh nhà cửa. Chẳng hạn như khi quét nhà bằng chổi, các hạt bụi nhỏ, bụi mịn có thể bay trở lại vào không khí. Hoặc như khi lau chùi, cây lau nhà và khăn vải sẽ đẩy các hạt bụi này vào kẽ hở của sàn hoặc vật dụng.
Bên cạnh đó, các hạt bụi nhỏ cũng có thể bám vào những vị trí, vật dụng khó vệ sinh hoặc dễ bị bỏ qua trong quá trình dọn dẹp nhà cửa, chẳng hạn như:
- Rèm cửa, nhất là thanh treo rèm ở trên cao
- Mặt sau đồ điện tử như máy tính, TV…
- Quạt trần và các thiết bị chiếu sáng
- Mặt trên của cửa ra vào, cửa sổ và tủ. Đây là những bề mặt ở vị trí cao, khuất tầm nhìn nên dễ bị bỏ qua trong quá trình vệ sinh nhà cửa.
- Bọc ghế, giường, đệm, sofa, những vị trí “trú ngụ” lý tưởng của mạt bụi, lông thú cưng và vảy da. Theo ước tính, giường, chiếu có thể chứa từ 100.000 đến 1 triệu con mạt bụi.
- Sàn nhà và thảm trải sàn: Bụi bẩn, phấn hoa và các chất gây ô nhiễm ngoài trời thường len lỏi qua các khe cửa và bám nhiều tại đây.
Mẹo vặt dọn dẹp nhà cửa giúp “đánh bay” bụi từng ngóc ngách

Để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn trong nhà, bạn nên chia nhà ra thành nhiều khu vực để dễ dọn dẹp và kiểm soát. Dưới đây là một số mẹo vặt dọn dẹp nhà cửa theo từng khu vực giúp bạn “quét sạch” bụi từng ngóc ngách:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!