backup og meta

Thai 23 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu cần lưu ý gì?

Thai 23 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu cần lưu ý gì?

Thai 23 tuần tuổi đang hoàn thiện phản xạ nuốt của bé. Đôi khi, thai nhi 23 tuần còn có thể nấc cụt. Phổi của bé cũng đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện.

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào? Và thai 23 tuần nặng bao nhiêu kg? Cơ thể mẹ bầu mang thai 23 tuần thay đổi như thế nào? Hello Bacsi sẽ cùng với bạn tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết này.

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?

1. Thai nhi 23 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg?

Thai nhi 23 tuần tuổi có kích thước cỡ như một quả bí ngòi. Thai nhi tuần này có kích thước như sau:

  • Cân nặng: Khoảng 489-650g.
  • Chiều dài tính từ đầu đến gót chân: Khoảng 28,9cm.

Ngoài ra, dấu hiệu thai nhi tuần 23 phát triển khỏe mạnh còn dựa trên các chỉ số:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 50 – 62mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 193 – 227mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 36 – 45mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 165 – 205 mm

2. Làn da thai nhi nhăn nheo

  • Mặc dù chất béo đang bắt đầu tích tụ trên cơ thể của bé nhưng da bé vẫn còn chùng nhão với nhiều nếp nhăn.

3. Cử động thai linh hoạt hơn

Sự phát triển của thai nhi tuần 23

  • Cân nặng: Khoảng 489-650g 
  • Chiều dài tính từ đầu đến gót chân: Khoảng 28,9cm
  • Làn da: Da bé vẫn còn chùng nhão với nhiều nếp nhăn dù cơ thể đã tích tụ nhiều chất béo
  • Cử động thai: Bé đã biết di chuyển các cơ bắp ở các ngón tay, ngón chân, cánh tay và chân mỗi ngày

Sự thay đổi đối với mẹ bầu ở tuần thai thứ 23

1. Bầu vú rò rỉ sữa

2. Đau xương sườn và khó thở

  • Bạn bắt đầu cảm thấy bị đau xương sườn do khung xương sườn phải giãn ra để có đủ chỗ cho bào thai.
  • Việc em bé đang lớn dần lên mỗi ngày chiếm chỗ nhiều trong khoang bụng, gây áp lực lên phổi có thể khiến bạn cảm thấy khó thở hơn bình thường một chút.

3. Ảnh hưởng của việc tăng hormone thai kỳ

  • Dưới tác động của hormone thai kỳ progesterone, đôi khi bạn cảm thấy đầu óc mình hơi lơ mơ thiếu tập trung một chút. Bên cạnh đó, lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn có thể bị đỏ gây ngứa ngáy, các vết tàn nhang, rạn da, nám da có thể hiện rõ hơn. 
  • Bạn cũng có thể ngạc nhiên khi nhìn vào gương và thấy một đường sẫm màu chạy dọc giữa bụng, chạy qua rốn đến vùng mu. Đây là một biểu tượng phổ biến của việc mang thai. Điều này thường dễ nhận thấy hơn ở những phụ nữ có làn da sẫm màu, được gọi là đường linea nigra.

4. Mẹ bầu cần nằm ngủ nghiêng

  • Nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai tuần 23 nên ngủ nghiêng một bên mà không nằm ngửa hoặc nằm sấp
  • Khi nằm ngửa hoặc nằm sấp sẽ khiến lưu lượng máu đến nhau thai bị hạn chế gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bạn cũng có thể thử đặt một cái gối giữa hai đầu gối hay dùng gối cho bà bầu để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể trong khi nằm nghiêng về một phía và cảm thấy thoải mái hơn.

5. Thai nhi 23 tuần tuổi, những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Thời điểm mang thai 23 tuần, bạn có thể bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Điều này có thể làm bạn thức giấc gây ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ. Bạn có thể áp dụng những cách sau để ngăn ngừa và giảm nhẹ chứng chuột rút:

  • Cách giảm đau do chuột rút: Khi cơn chuột rút tấn công, hãy chắc chắn để chân thẳng, uốn cong mắt cá chân và ngón chân từ từ hướng về phía mũi của mẹ (đừng hướng về phía ngón chân của mẹ). Điều này sẽ sớm giảm bớt đau đớn.
  • Tập luyện co giãn chân mỗi ngày: Việc thực hành các bài tập co giãn cũng có thể giúp ngăn chặn chứng chuột rút trước khi chúng tấn công.
  • Gác chân thường xuyên: Để giảm bớt áp lực lên đôi chân, bạn hãy gác chân thường xuyên và thư giãn.
  • Xoa bóp và chườm ấm chân: Bạn có thể xoa bóp hoặc chườm ấm để giảm đau. Nhưng bạn đừng xoa bóp hoặc chườm ấm nếu việc uốn cong chân trước đó không giúp cải thiện tình hình.
  • Mỗi ngày cần uống đủ nước: Hãy chắc chắn rằng bạn luôn uống đủ nước ít nhất 8 – 12 ly nước mỗi ngày.

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu

  • Khó thở: Thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép lên phổi khiến bạn khó thở hơn.
  • Rỉ sữa non: Đây là một hiện tượng bình thường chuẩn bị cho việc cho con bú.
  • Đau xương sườn: Khung xương sườn cần phải giãn nở ra để thai nhi phát triển lớn hơn gây chèn ép lên xương sườn.
  • Sự tăng hormone progesterone dẫn đến nhiều biến chứng: Hormone tăng cao dẫn đến việc xuất hiện đường linea nigra, vết tàn nhang, rạn da, thâm sạm da mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể bị đỏ gây ngứa ngáy,…

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 23 tuần

thai nhi 23 tuần

1. Nhận biết các dấu hiệu sớm của tiền sản giật

Các triệu chứng sớm của tiền sản giật bao gồm: 

  • Đau dạ dày và đau thực quản
  • Đau đầu không rõ nguyên nhân
  • Ngứa toàn thân hoặc rối loạn tầm nhìn
  • Bàn tay và khuôn mặt sưng phồng ở mức nghiêm trọng
  • Tăng cân đột ngột (dường như không liên quan đến việc ăn quá nhiều)

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số các triệu chứng kể trên thì hãy đi khám bệnh ngay. Bạn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ để được theo dõi, chăm sóc đúng cách giúp hạn chế rủi ro cho thai kỳ. Nếu bạn không gặp những triệu chứng kể trên thì chỉ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ thôi nhé.

2. Những xét nghiệm nào mẹ bầu 23 tuần cần biết?

Cho đến khi thai nhi 23 tuần tuổi, việc đi khám thai của bạn đã bắt đầu trở thành một lịch trình không thể thiếu. Mỗi khi đi khám thai, các bác sĩ thường tiến hành:

3. Mẹ bầu 23 tuần cần lưu ý những gì trong thai kỳ?

thai nhi 23 tuần

  • Không ăn thịt xông khói và thịt đã chế biến sẵn: Thịt xông khói hoặc thịt đã được chế biến sẵn để giữ lâu như thịt lợn muối, xúc xích, giăm bông có thể bị nhiễm vi khuẩn và các sinh vật trong quá trình chế biến. Vì vậy trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm này.
  • Bạn có thể có hệ miễn dịch hoạt động yếu gây ảnh hưởng thai nhi: Khi thai nhi 23 tuần tuổi, bạn rất dễ nhiễm bệnh hơn vì lúc này hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Do đó, vi-rút có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi.
  • Bạn có thể bị hội chứng cổ tay (CTS): Nếu bị tê và đau siết ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn rất có thể bạn đã bị hội chứng ống cổ tay. Những cơn đau có thể tấn công bạn bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là vào ban đêm.
  • Để tránh tê tay thì không nên nằm kê đầu lên tay: Việc nằm ngủ đè trên bàn tay có thể làm cho vấn đề của mẹ bầu trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy bạn hãy thử kê đầu trên một chiếc gối riêng biệt khi đi ngủ. Khi cơn tê xảy ra, hãy lắc nhẹ hai bàn tay để có thể giảm tê. Nếu biện pháp này không hiệu quả thì bạn nên đi gặp bác sĩ.

Ghi nhớ lời khuyên từ bác sĩ

  • Nhận biết triệu chứng tiền sản giật: Khi thấy dấu hiệu tiền sản giật bạn cần nhanh chóng đi khám sức khỏe ngay.
  • Không ăn thịt xông khói và thịt đã chế biến sẵn: Các thực phẩm này có thể bị nhiễm vi khuẩn trong quá trình chế biến.
  • Cẩn thận hơn vì hệ miễn dịch đang suy yếu: Bạn cần bảo vệ sức khỏe vì hệ miễn dịch yếu dễ gây bệnh cho hai mẹ con.
  • Bạn có thể bị hội chứng cổ tay khi mang thai 23 tuần: Khi bị tê và đau siết ở ngón tay có thể bạn đã bị hội chứng ống cổ tay.
  • Tuân thủ lịch khám thai, siêu âm và thực hiện xét nghiệm nước tiểu: Việc khám thai và xét nghiệm sẽ giúp bảo vệ tốt cho thai nhi.

Những câu hỏi liên quan đến thai kỳ tuần thứ 23

1. Thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Khi bạn đang mang thai 23 tuần tức nằm trong tháng thứ 6 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ hai). Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association); trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn phải tăng khoảng từ 450-900g/tuần. Tuy nhiên, số cân này còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau và chỉ số BMI của cơ thể mẹ bầu trước khi mang thai. Do đó, bạn cần tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe.

2. Trường hợp nào mới cần đình chỉ thai 23 tuần?

Bác sĩ có thể yêu cầu đình chỉ thai 23 tuần khi thai nhi được chẩn đoán mắc một vấn đề về sức khỏe gây tử vong hoặc dị tật thai nhi nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải biến chứng thai kỳ nguy hiểm gây hại cho sức khoẻ và tính mạng thì cũng được yêu cầu đình chỉ thai.

3. Chiều dài xương mũi thai nhi 23 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài trung bình của xương mũi tăng theo tuổi thai. Nếu thai nhi 23 tuần thì có chiều dài xương mũi là 6mm.

4. Mang thai 23 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Khi mang thai 23 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có thể do sự tác động đến cổ tử cung trong khi bạn quan hệ tình dục hoặc đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, nếu bạn bị xuất huyết âm đạo trong vài giờ, kèm theo đau bụng, chuột rút, sốt, ớn lạnh hoặc co thắt tử cung thì cần cấp cứu ngay.

Như vậy, Hello Bacsi và bạn vừa mới tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 23 tuần cũng như những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình mang thai.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. 23 weeks pregnant
https://www.nct.org.uk/pregnancy/your-pregnancy-week-week/23-weeks-pregnant
Truy cập ngày 18/09/2024

2. Week-by-week guide to pregnancy
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-23/#anchor-tabs
Truy cập ngày 18/09/2024

3. The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf
Truy cập ngày 18/09/2024

4. Pregnancy calendar week 23
http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week23.html
Truy cập ngày 18/09/2024

5. Pregnancy Weight Gain Chart

Pregnancy Weight Gain Chart


Truy cập ngày 18/09/2024

6. Độ dài xương mũi thai nhi ở tuổi thai 19-26 tuần tại Việt Nam
https://www.radiology.com.vn/bao-cao-khoa-hoc/do-dai-xuong-mui-thai-nhi-o-tuoi-thai-tu-19-26-tuan-tai-viet-nam-n284.html
Truy cập ngày 18/09/2024

7. Mid-second Trimester Measurement of Nasal Bone Length in the Indian Population
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3763052/
Truy cập ngày 18/09/2024

8. Terminating a pregnancy for medical reasons (TFMR)
https://www.tommys.org/baby-loss-support/tfmr-terminating-pregnancy-medical-reasons
Truy cập ngày 18/09/2024

9. Bleeding during pregnancy
https://www.mayoclinic.org/symptoms/bleeding-during-pregnancy/basics/when-to-see-doctor/sym-20050636
Truy cập ngày 18/09/2024

Phiên bản hiện tại

18/10/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Thai 26 tuần tuổi phát triển thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thai 25 tuần tuổi phát triển thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Túy Phượng

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 18/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo