Kiểm tra tim của thai nhi
Qua hình ảnh siêu âm hình thái học thai nhi có thể giúp các bác sĩ kiểm tra tim đã có đủ 4 ngăn với kích thước phù hợp hay chưa? Các ngăn này có được kết nối bởi van tim đóng mở nhịp nhàng theo nhịp tim đập hay không? Các mạch chính kết nối với tim cũng được kiểm tra. Nếu lo lắng các vấn đề về tim của thai nhi, bạn nên siêu âm lần nữa vào tuần 24 khi các mạch kết nối có thể được hình dung dễ dàng hơn.
Dạ dày của em bé
Dạ dày bình thường nằm ngay dưới tim em bé và chứa đầy nước ối mà bé thường xuyên nuốt vào.
Thận và bàng quang
Siêu âm hình thái học tuần 20 sẽ kiểm tra được thận và bàng quang của em bé có đang hình thành và phát triển bình thường hay không.
Tay và chân của em bé

Siêu âm kiểm tra xem bé có đủ tứ chi và bàn tay, bàn chân, các ngón tay, ngón chân hay không. Chiều dài xương cánh tay và xương đùi cũng được đo để kiểm tra xem chúng có phát triển đúng độ dài bình thường theo tuổi thai hay không.
Tìm hiểu thêm Chiều dài xương đùi thai nhi và yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này
Nhau thai
Phương pháp siêu âm hình thái học giúp ghi lại vị trí của nhau thai trong tử cung. Nếu quan sát thấy nhau thai gần cổ tử cung, bác sĩ sẽ đo khoảng cách và đề xuất mẹ bầu tiến hành kiểm tra lại ở tuần 32 đến 34 để xem nhau thai có dịch chuyển xa khỏi cổ tử cung hay không.
Dây rốn
Siêu âm hình thái học giúp đếm được số lượng mạch trong dây rốn. Thông thường, dây rốn sẽ có hai động mạch và một tĩnh mạch.
Nước ối
Siêu âm giúp kiểm tra lượng nước ối có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Qua đó, có thể phát hiện một số vấn đề như đa ối, thiếu ối hoặc vách ngăn màng ối.
Siêu âm hình thái học phát hiện được những dị tật nào ở thai nhi?
Mặc dù một số dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện qua siêu âm hình thái học nhưng không phải là tất cả. Một số dị tật bẩm sinh có thể phát hiện qua kỹ thuật siêu âm gồm:
Hạn chế của kỹ thuật siêu âm hình thái học là gì?

Như đề đề cập, không phải dị tật nào của thai nhi cũng có thể phát hiện qua siêu âm hình thái học. Ở tuần 18 đến 20, tỷ lệ phát hiện các dị thường qua kỹ thuật siêu âm này là khoảng 40 đến 70%. Những vấn đề di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, thường không thể phát hiện qua siêu âm được. Vì vậy, nếu lo ngại về các tình trạng do di truyền, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc làm các xét nghiệm sàng lọc khác, chẳng hạn như lấy mẫu nhung mao màng đệm hoặc chọc dò màng ối.
Mặt khác, kỹ thuật siêu âm này vẫn có những hạn chế khác như:
- Kết quả siêu âm cho thấy thai nhi phát triển bình thường không đảm bảo tuyệt đối rằng em bé được sinh ra không có bất thường nào.
- Mặc dù thời gian phát hiện các dị tật bẩm sinh sớm nhất là từ 18 đến 20 tuần, nhưng một số dị tật chỉ trở nên rõ ràng khi gần cuối thai kỳ nên vẫn không thể phát hiện sớm.
- Một số yếu tố khác như vết sẹo phẫu thuật trước đó hoặc vị trí của em bé trong tử cung có thể hạn chế việc chẩn đoán của kỹ thuật siêu âm hình thái học.
Có thể bạn quan tâm: Siêu âm 4D là gì? Mách bạn các mốc siêu âm thai 4D quan trọng
Mẹ bầu cần làm gì trước khi siêu âm?
Bạn vẫn có thể ăn uống bình thường trước buổi siêu âm nhưng không nên làm rỗng bàng quang trong vòng 30 phút sau khi bác sĩ đã hẹn siêu âm. Việc uống nhiều nước trước khi siêu âm cũng hữu ích vì bàng quang đầy sẽ giúp bác sĩ quan sát hình ảnh thai nhi dễ dàng hơn. Cả quá trình siêu âm thường kéo dài khoảng 30 đến 45 phút và bạn có thể nhận được kết quả siêu âm ngay trong ngày.
Nhìn chung, siêu âm hình thái học thường không mất quá nhiều thời gian và không gây ra bất cứ rủi ro nào cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn phân vân không biết có nên siêu âm ở tuần 20 hay không thì có thể thảo luận thêm với bác sĩ để có quyết định phù hợp nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!