backup og meta

Giải đáp: Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Làm sao ngăn ngừa rạn da hiệu quả?

Giải đáp: Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Làm sao ngăn ngừa rạn da hiệu quả?

Rạn da là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai. Các vết rạn này thường xuất hiện trên bụng, đùi và ngực của bạn. Tuy vô hại nhưng vết rạn da thường gây mất thẩm mỹ khiến mẹ bầu tự ti, mặc cảm. Vì vậy, chị em lo lắng về nguy cơ bị rạn da khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Trong đó, nhiều mẹ cũng quan tâm đến vấn đề bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này diễn ra?

Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giải đáp những vấn đề trên để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, làn da khi mang thai nhé!

Nguyên nhân mẹ bầu bị rạn da khi mang thai

Rạn da là hiện tượng rất phổ biến không chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai mà còn xảy ra khi bạn dậy thì hoặc tăng cân nhanh. Nói cách khác, mặc dù là da của bạn có tính đàn hồi nhưng rạn da vẫn có thể xảy ra bất cứ khi nào da bị kéo căng. Đối với phụ nữ mang thai, khi trọng lượng thai nhi tăng nhanh và vòng bụng của mẹ ngày càng to ra sẽ khiến da bị kéo căng. Điều này khiến lớp giữa của da (lớp trung bì) bị đứt gãy các mô liên kết. Như vậy, sẹo hình thành từ những vết đứt này chính là những vết rạn trên da mà bạn có thể nhìn thấy.

Trên thực tế, không phải mẹ bầu nào cũng bị rạn da. Tình trạng này xảy ra hay không có thể tùy thuộc vào cơ địa của bạn, một số mẹ không bị rạn da khi mang thai có thể do làn da có độ đàn hồi tốt.

Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy?

Đa phần các mẹ bầu thường thắc mắc bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy hay rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy hay rạn da xuất hiện khi nào trong thai kỳ? Nhiều mẹ thường nhận thấy các vết rạn da xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba). Tuy nhiên, thực chất là không có thời điểm cụ thể để trả lời cho câu hỏi bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Hầu hết mẹ bầu thường phát hiện các vết rạn da vào tháng thứ 6 hoặc thứ 7. Tuy nhiên, một số mẹ có thể nhận thấy mình bị rạn da ngay khi bụng bắt đầu to lên. Ngược lại, có những mẹ vào những tháng cuối thai kỳ hoặc sau sinh mới xuất hiện vết rạn da.

Những phụ nữ sở hữu làn da trắng sáng thường có xu hướng phát triển các vết rạn da màu hồng nhạt khi mang thai. Trong khi đó, vết rạn da của mẹ bầu có làn da sẫm màu, ngăm đen hơn thường có xu hướng sáng hơn vùng da xung quanh. 

Các giai đoạn phát triển vết rạn da khi mang thai

bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy

Ngoài quan tâm đến vấn đề bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy hay rạn da xuất hiện khi nào trong thai kỳ hay bầu mấy tháng thì rạn bụng? Các mẹ có thể cũng sẽ chú ý đến các giai đoạn hình thành và phát triển vết rạn da trong thai kỳ, cụ thể:

Giai đoạn 1

Khi da bị kéo căng do bụng bầu ngày càng lớn, lớp mô dưới da bị phá vỡ làm lộ các mạch máu hình thành các vết rạn có màu hồng. Bạn có thể nhận thấy vùng da xung quanh vết rạn trông có vẻ phẳng và mỏng hơn. Tuy rạn da không gây đau nhưng do da bị kéo căng nên mẹ có thể cảm thấy da khô và ngứa.

Giai đoạn 2

Dần dần, các vết rạn da sẽ phát triển về chiều dài lẫn chiều rộng và có màu hơi đỏ hoặc tím. Những vết rạn da thường kéo dài 5 – 10 mm với các kích cỡ khác nhau.

Giai đoạn 3

Sau khi sinh, các vết rạn da thường mất đi màu đỏ hoặc hồng và chuyển sang màu trắng nhạt hoặc màu bạc do mạch máu đã co lại.  Các vết rạn cũng mờ dần, có thể hơi lõm xuống với hình dạng, chiều dài không đồng đều.

Hầu hết mẹ bầu sẽ bị rạn da ở bụng nhưng các vết rạn cũng có thể xuất hiện trên ngực, đùi, hông, phần lưng dưới và mông. Nhìn chung, rạn da có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng tập trung chủ yếu vẫn là những nơi tích tụ nhiều mỡ (chất béo).

Làm thế nào để ngăn ngừa rạn da trong thai kỳ?

Sau khi tìm hiểu vấn đề “bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy?” và các vết rạn da hình thành như thế nào? Điều đáng quan tâm hơn nữa là làm thế nào để ngăn ngừa rạn da khi mang thai? Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho các mẹ bầu: 

Bổ sung thực phẩm có lợi cho làn da

bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy

Khi da bị kéo căng do mang thai, sợi collagen và sợi elastin là những sợi cần thiết để giữ cho da khỏe mạnh và không bị đứt gãy các mô cũng bị kéo căng/đứt gãy dẫn đến việc để lại các vết rạn trên da. Do đó, để ngăn ngừa rạn da, mẹ bầu được khuyến khích bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, silica, vitamin E và C để giúp hình thành collagen.

Các thực phẩm giàu vitamin E và C thường giúp cho làn da của bạn mau tái tạo và phục hồi. Bên cạnh đó, vitamin B2 và B3 cũng được cho là có thể thúc đẩy và duy trì làn da khỏe mạnh. Song song với việc bổ sung các chất có lợi cho da, mẹ cũng nên chú ý uống đủ nước mỗi ngày để da được chăm sóc từ sâu bên trong.

Tập thể dục 

Việc vận động phù hợp có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu như tăng mức năng lượng, cải thiện tâm trạng, chất lượng giấc ngủ… Không những vậy, tập thể dục còn là cách giúp mẹ bầu duy trì cân nặng hợp lý. Đây là một trong những điều kiện có thể giúp bạn ngăn ngừa rạn da.

Mặt khác, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu cải thiện lưu thông máu, giữ cho da có độ đàn hồi khi bị kéo căng trong thai kỳ. Chưa dừng lại ở đó, sự lưu thông máu được cải thiện cũng giúp mẹ giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch và sưng mắt cá chân trong những tháng cuối mang thai.

Duy trì độ ẩm cho da bằng sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp

Ngoài những bí quyết về ăn uống, tập luyện, việc dưỡng ẩm cho làn da bằng một sản phẩm phù hợp cũng rất cần thiết cho mẹ bầu có nguy cơ rạn da. Vậy nên dùng dầu dưỡng ẩm hay kem bôi rạn da cho bà bầu từ tháng thứ mấy? Đối với kem dưỡng hoặc dầu dưỡng ẩm bôi ngoài da, mẹ có thể dùng 2 lần mỗi ngày, bắt đầu từ tam cá nguyệt đầu tiên và duy trì trong suốt thai kỳ. Điều này giúp cho làn da được giữ ẩm tốt, tối đa hóa độ đàn hồi để ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết rạn khi da bị kéo căng trong thời gian mang thai.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Làm thế nào để ngăn ngừa rạn da? Nhìn chung, việc bị rạn da hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt mức độ rạn da bằng một số giải pháp kể trên nên đừng quá lo lắng nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pregnancy Stretch Marks

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/what-are-pregnancy-stretch-marks/ Truy cập ngày 27/11/2022

Stretch marks in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stretch-marks/#:~:text=Pregnancy%20stretch%20marks,-Stretch%20marks%20on&text=They%20are%20common%20in%20pregnancy,different%20from%20woman%20to%20woman. Truy cập ngày 27/11/2022

Stretch marks

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/stretch-marks Truy cập ngày 27/11/2022

STRETCH MARKS: WHY THEY APPEAR AND HOW TO GET RID OF THEM

https://www.aad.org/public/cosmetic/scars-stretch-marks/stretch-marks-why-appear Truy cập ngày 27/11/2022

Pregnancy: Stretch Marks, Itching, and Skin Changes

https://healthy.kaiserpermanente.org/health-wellness/health-encyclopedia/he.pregnancy-stretch-marks-itching-and-skin-changes.aa88316 Truy cập ngày 27/11/2022

Phiên bản hiện tại

18/09/2023

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Làm đẹp an toàn khi mang thai - 5 điều cơ bản mẹ bầu cần ghi nhớ

Dị ứng da mặt khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 18/09/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo