
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ thường tiết hormone relaxin có tác dụng làm giãn các dây chằng tử cung để đáp ứng việc sinh con qua ngả âm đạo dễ dàng hơn. Tuy nhiên, relaxin cũng có tác dụng làm giãn mạch và gây ra một số vấn đề không mong muốn, chẳng hạn như làm giãn quá mức các cơ vòng dưới thực quản dẫn đến chứng ợ nóng (ợ chua) trong thai kỳ. Tình trạng này thường sẽ góp phần gây ra cảm giác như đau vùng xương sườn.
4. Sỏi mật khi mang thai
Mang thai khiến phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Nguyên nhân thường do sự tăng cao của nồng độ estrogen khiến khả năng làm rỗng túi mật và ống dẫn mật trở nên chậm hơn. Cả hai vấn đề này đều có thể dẫn đến sự hình thành sỏi mật. Bệnh lý này nhiều khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng đôi khi, sỏi có thể nặng đến mức gây đau ở vùng hạ sườn bên phải.
5. Đau xương sườn khi mang thai do khối u
Nếu bạn bị đau xương sườn khi mang thai một cách dữ dội, đặc biệt là đau ở vị trí dưới xương sườn bên phải, nguyên nhân có thể là do có khối u phát triển và chèn ép gan vào khung xương sườn. Ngoài ra, khi mang thai bạn cũng có nhiều nguy cơ bị đông máu hơn. Điều này có thể xảy ra trong một tình trạng hiếm gặp được gọi là hội chứng Budd-Chiari gây ảnh hưởng đến thận và gan. Do đó, bạn nên sớm đi khám nếu cơn đau xương sườn (thực tế là đau bụng bên dưới xương sườn khiến bạn lầm tưởng) trở nên nghiêm trọng.
6. Các vấn đề sức khỏe khác
Đau ở vùng bụng trên bên phải có thể là dấu hiệu bệnh gan, tiền sản giật hoặc hội chứng HELLP. Trong đó, hội chứng HELLP là một bệnh thường gắn liền với tiền sản giật ở mẹ bầu và có thể đe dọa tính mạng.
Hội chứng này bao gồm các tình trạng như thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. HELLP thường xảy ra vào giai đoạn cuối thai kỳ và đôi khi xảy ra sau sinh. Hầu hết các vấn đề này đều gây nguy hiểm nên mẹ cần đi khám ngay lập tức nếu bị đau hạ sườn phải hoặc vùng dưới mũi ức đột ngột, dữ dội và kèm theo những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu nhiều, mờ mắt, buồn nôn, nôn, chảy máu bất thường…
Làm thế nào để giảm đau xương sườn khi mang thai?

Nếu những cơn đau xương sườn khi mang không liên quan đến bệnh lý và không nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn trong những tháng cuối thai kỳ:
1. Duy trì tư thế tốt
Khi bụng bầu của mẹ ngày càng to và nặng nề hơn thì điều quan trọng là bạn nên hạn chế cúi người hoặc khom lưng vì tư thế này có thể tạo nhiều áp lực lên các cơ liên sườn của bạn. Thay vào đó, mẹ bầu nên đứng thẳng nhiều hơn, tránh ngồi quá lâu và nên đứng dậy đi lại sau một vài giờ sẽ góp phần hạn chế đau xương sườn khi mang thai.
2. Chườm lạnh hoặc ấm
Một số mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi chườm lạnh vào vùng xương sườn bị đau trong khi một số mẹ khác sẽ thích sự ấm áp khi được chườm ấm hay tắm vòi sen. Thực tế thì mỗi giải pháp đều có ưu điểm riêng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!