backup og meta

Bà bầu bị nám da khi mang thai khác gì với nám da thường?

Bà bầu bị nám da khi mang thai khác gì với nám da thường?

Bà bầu bị nám da rất phổ biến. Dù tình trạng này khiến mẹ tự ti nhưng đa phần bầu bị nám đẻ xong sẽ hết. Ngoài ra, nám da khi mang thai cũng khác với nám da thường về nguyên nhân và cách chữa trị. 

Một làn da sáng khỏe đầy sức sống luôn là mơ ước của mọi phụ nữ. Thế nhưng, nám da có thể là “thủ phạm” ngăn cản bạn thực hiện điều này, đặc biệt là trong thời gian mang thai. Mặc dù nám da khi mang thai sẽ hết sau sinh nhưng nếu bạn thấy tự tin và muốn tìm cách khắc phục, dành ngay vài phút xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để phân biệt được sự khác nhau giữa nám thông thường và nám do mang thai, từ đó biết cách khắc phục hiệu quả.

Nám thường và nám da khi mang thai khác nhau như thế nào?

phân biệt nám thường và nám do mang thai

Nám da khi mang thai

50-70% bà bầu bị nám khi mang thai. Tình trạng này còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ” với những đặc điểm như những vùng da tối màu đối xứng thường xuất hiện trên má, vùng da môi trên, trán và cằm, gần giống như một chiếc mặt nạ. Những người có nước da rám nắng và tối màu hơn sẽ có nguy cơ bị nám nhiều hơn. Bà bầu cũng dễ bị nám hơn vào mùa hè vì làn da phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Nám da khi mang thai là tình trạng rất phổ biến liên quan đến sự thay đổi hormone. Nếu bạn đang tiến hành liệu pháp thay thế hormone hay uống thuốc tránh thai, bạn cũng có khả năng bị nám.

Nám thường

Nám thường là tình trạng nhiều vùng da trở nên sẫm màu hơn so với những vùng da xung quanh, chủ yếu xuất hiện trên mặt, đặc biệt ở trán, má và vùng da môi trên. Các vùng da tối màu có thể mờ dần, từ màu vàng nhạt đến màu nâu sẫm. (1) (2)

Nguyên nhân chính gây nám là do tiếp xúc ánh nắng mặt trời thường xuyên mà không có biện pháp “che chắn”. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc dùng để chữa trị các vấn đề về nhũ hoa hay tuyến giáp cũng có thể khiến bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, làm tăng nguy cơ nám da.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc da mặt trong thai kỳ liệu có an toàn/p>

Nguyên nhân gây ra tình trạng nám da

nguyên nhân gây nám da

Nguyên nhân dẫn đến nám da khi mang thai

Mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều biến đổi trong các cơ quan như đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh và đặc biệt là sự thay đổi về nội tiết. Hậu quả là da dễ gặp phải các vấn đề như lỗ chân lông to, vùng da mặt nhờn, màu da xỉn, nám ở 2 bên má…

Đối với tình trạng bà bầu bị nám da mặt, nguyên nhân khởi phát là do sự gia tăng đột biến của các yếu tố nội tiết tố nữ như estrogen, progesterone và lưu lượng máu, làm kích thích sự hình thành của các phân tử tyrosine và melanocytes (các tiền hắc sắc tố melanin). Do đó, dẫn đến tăng sinh sản xuất các hắc sắc tố và biểu hiện thành đốm, mảng nám bên ngoài da.

Với phụ nữ đã bị tàn nhang thì trong thai kì, tàn nhang sẽ trở nên đậm hơn đồng thời các nốt ruồi cũng có sắc tố đậm hơn trong suốt thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân gây nám da thông thường

Nám da có thể xảy ra với bất kỳ ai và nguyên nhân có thể là do:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Dị ứng với các loại thuốc và mỹ phẩm
  • Bệnh Addison (một dạng rối loạn tuyến thượng thận)
  • Thay đổi hormone ở nữ giới như hormone estrogen và progesterone
  • Thuốc tránh thai hay liệu pháp thay thế hormone
  • Di truyền
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Cơ thể sản xuất quá nhiều hormone kích thích melanocyte do căng thẳng

Tìm hiểu thêm: Vì sao người châu Á hay bị nám da

Bà bầu bị nám da phải làm sao?

chữa nám da khi mang thai bằng tinh dầu

Bầu bị nám da mặt phải làm sao?

Khi gặp phải tình trạng nám da khi mang thai, rất nhiều mẹ thắc mắc bầu bị nám đẻ xong có hết không. Câu trả lời là có, sau sinh, khi hormone ổn định, những đốm nám trên da thường sẽ mờ đi. Những người đang uống thuốc tránh thai hay sử dụng liệu pháp hormone thay thế cũng sẽ thấy những vùng da sạm này mờ đi khi dừng uống.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn có một làn da trắng sáng trong thời gian mang thai mà không cần sử dụng các loại thuốc hay kem bôi có thể ảnh hưởng đến thai nhi, các biện pháp trị nám tự nhiên dưới đây có thể giúp bạn.

  • Giấm rượu táo: Sử dụng giấm rượu táo trên các vùng da bị nám một hoặc hai lần mỗi ngày có thể dần dần làm sáng các vùng da này
  • Nước cốt chanh: Vắt một ít nước chanh rồi bôi lên vùng da sạm màu hai lần mỗi ngày, các vết nám có thể sẽ biến mất sau vài tuần
  • Chiết xuất hạt bưởi: Vitamin C và chất chống oxi hóa có trong chiết xuất hạt bưởi có thể giúp trị nám khi sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy phương pháp này có thể giúp làm sáng màu da
  • Tinh dầu: Nhiều loại tinh dầu, ví dụ như tinh dầu trà xanh và dầu lavender giàu vitamin và chất chống oxi hóa rất tốt trong việc chữa trị các bệnh về da. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ trong quá trình mang thai
  • Mặt nạ chuối: Nghiền nát một quả chuối chín còn tươi trên vùng da bị nám, để im trong vòng 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước lạnh. Các đốm đen trên da sẽ biến mất và bạn sẽ có một làn da sáng và mềm mại

Có thể bạn quan tâm: Nổi mề đay khi mang thai: Mẹ bầu nên chữa như thế nào mới hiệu quả?

Điều trị nám thường

điều trị nám da khi mang thai

Dưới đây là một vài lựa chọn giúp làm mờ hay loại bỏ các vùng da sạm màu do nám:

  • Hydroquinone là một loại kem giúp loại bỏ sắc tố da. Loại kem này ngăn ngừa quá trình hóa học tự nhiên dẫn đến sự hình thành sắc tố melanin, một loại chất làm sạm màu da
  • Tretinoin là một loại vitamin A giúp làm tăng tỉ lệ các tế bào da chết mất đi và các tế bào mới xuất hiện. Việc này giúp các mảng nám mờ đi nhanh hơn vì các tế bào sắc tố da mới được đẩy ra
  • Kem Axit Azelaic giúp làm chậm hoặc ngưng lại sự sản xuất sắc tố da, nguyên nhân khiến da bị sạm
  • Mặt nạ hóa học là một loại chất lỏng đắp lên mặt, tạo ra một vết bỏng hóa học nhẹ, tương tự như cháy nắng. Qua thời gian, lớp da bỏng tróc ra và để lại làn da mới. Mặt nạ hóa học có nhiều loại mức độ khác nhau. Axit glycolic là một trong những loại nhẹ nhất, vì vậy mà nguy cơ để lại sẹo hay gây bạc màu da thường thấp hơn. Mặt nạ hóa học có thể được sử dụng khi các phương pháp nám da khác không mang lại hiệu quả
  • Liệu pháp IPL (Intense Pulsed Light) sử dụng sức mạnh của sóng ánh sáng để loại bỏ các vùng sắc tố trên da

Nám thường hay nám do mang thai tuy giống nhau về bản chất nhưng lại có nguyên nhân và cách chữa trị hoàn toàn khác nhau. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ tình trạng da của mình để có cách điều trị thích hợp.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Melasma (chloasma)  https://www.drugs.com/health-guide/melasma-chloasma.html Ngày truy cập 19/04/2019

Chloasma (Mask of Pregnancy) http://www.whattoexpect.com /pregnancy/symptoms-and-solutions/chloasma.aspx Ngày truy cập 19/04/2019

ALL YOU NEED TO KNOW ABOUT THE HYPERPIGMENTATION EXPERIENCED BY EXPECTANT MOTHERS https://www.cocooncenter.co.uk/journal/pregnancy-mask-all-you-need-to-know-about-the-hyperpigmentation-experienced-by-expectant-mothers.html Ngày truy cập 19/04/2019

What Is Chloasma? – Definition, Causes & Treatment http://study.com/academy/lesson/what-is-chloasma-definition-causes-treatment.html Ngày truy cập 19/04/2019

Measures to prevent chloasma or melasma during pregnancy http://www.momjunction.com/articles/measures-to-prevent-chloasma-or-melasma-during-pregnancy_00100308/#gref Ngày truy cập 19/04/2019

What to Know About Melasma and Other Skin Changes During Pregnancy

https://wfmchealth.org/maternity-health-care/what-to-know-about-melasma-and-other-skin-changes-during-pregnancy/ Truy cập ngày 28/02/2022

Changes to your skin during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/changes-to-your-skin-during-pregnancy Truy cập ngày 28/02/2022

Skin changes in pregnancy

https://dermnetnz.org/topics/skin-changes-in-pregnancy Truy cập ngày 28/02/2022

Phiên bản hiện tại

28/02/2022

Tác giả: Uyên Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

Điều trị nám da với liệu pháp tia laser như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Uyên Phạm · Ngày cập nhật: 28/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo