backup og meta

Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Điều mẹ cần biết về thai máy

Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Điều mẹ cần biết về thai máy

Chuyển động của thai nhi từ lâu đã được coi là một dấu hiệu giúp nhận mẹ biết em bé trong bụng có khỏe mạnh hay không? Vì vậy, tần suất chuyển động của thai nhi thay đổi hoặc mẹ không cảm thấy sự chuyển động của con là điều thường gây ra nhiều bất an. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều mẹ bầu thường thắc mắc thai không máy bao lâu thì nguy hiểm?

Thực chất, vẫn có những khuyến cáo về việc theo dõi cử động của em bé để đi khám kịp thời nếu có vấn đề. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi ít cử động hơn cũng tiềm ẩn rủi ro vì mỗi em bé đều có thói quen hoạt động khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần nắm được thói quen chuyển động hàng ngày của bé cưng để nhận biết chính xác những bất thường có thể xảy ra.

Khi nào mẹ bầu cảm nhận được những chuyển động của thai nhi?

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Thời điểm thai nhi bắt đầu chuyển động cũng là điều mẹ cần chú ý. Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự chuyển động của em bé (còn hiểu là thai máy) từ tuần thứ 18 đến 24 của thai kỳ. Một số mẹ bầu sẽ cảm thấy bé chuyển động sớm hơn có thể từ khoảng 16 tuần. Trong khi đó thì một số mẹ, đặc biệt là khi mang thai lần đầu, sẽ không nhận thấy thai nhi chuyển động cho đến sau tuần 20 đến 22.

Về cơ bản, thời điểm mẹ cảm nhận được sự chuyển động của em bé không có ý nghĩa đánh giá sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa cảm nhận được sự chuyển động của con sau 24 tuần mang thai thì nên sớm đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể  hoặc để bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết các cử động của con.

Khi thai máy, mẹ sẽ cảm thấy như thế nào?

thai không máy bao lâu thì nguy hiểm

Những chuyển động đầu tiên của thai nhi thường được mô tả là gây ra cảm giác “rung rinh, khuấy động” trong bụng mẹ. Lúc này, những cú đạp của em bé có thể nhẹ đến mức bạn phải yên lặng và tập trung chú ý mới có thể cảm nhận được. Sau đó, khi thai kỳ phát triển, các cử động của em bé thường trở nên mạnh mẽ và nhận thấy rõ ràng hơn. Lúc này, một cú đạp hoặc xoay người của bé thậm chí có thể khiến mẹ kinh ngạc và thích thú với cảm giác này.

Về cuối thai kỳ, khi em bé lớn hơn và có ít không gian để di chuyển trong tử cung, mẹ thường không nhận thấy những cú đạp, xoay, lăn hay lộn nhào của bé nữa. Thay vào đó, những cử động này có thể chuyển thành những cú thúc bởi khuỷu tay của em bé.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc bạn cảm nhận sự chuyển động của em bé

Khi nào thai nhi chuyển động? Cảm giác thai máy như thế nào? Câu trả lời là điều này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây mà mẹ cần quan tâm:

  • Kinh nghiệm làm mẹ: Nếu từng mang thai sinh con, bạn có thể nhận thấy những chuyển động đầu tiên của em bé sớm hơn.
  • Vị trí của nhau thai: Nếu nhau thai nằm ở mặt trước của tử cung, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận được chuyển động của thai nhi.
  • Nước ối trong tử cung: Nếu chất lỏng xung quanh em bé ít hơn, bạn có thể không cảm thấy trẻ di chuyển nhiều.
  • Chỉ số khối cơ thể của mẹ: Phụ nữ mang thai có chỉ số này lớn  (tức lớp mỡ thành bụng dày hơn) đôi khi không cảm thấy em bé chuyển động sớm như những mẹ bầu khác.

Khi nào bạn nên chú ý đến chuyển động của em bé? Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm?

Nhiều mẹ bầu không tránh khỏi lo lắng thắc mắc về việc “thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm hay không thấy thai máy có sao không?” khi nhận thấy thai nhi giảm cử động hoặc bé không đạp trong thời gian dài. Sau đây là những lý giải xoay quanh vấn đề thai không máy bao lâu thì nguy hiểm?

1. Khi nào bạn nên chú ý đến chuyển động của em bé?

thai không máy bao lâu thì nguy hiểm

Nếu mẹ bầu không thấy thai máy có sao không, thai nhi không đạp 1 ngày có sao không, có nguy hiểm không? Như bạn đã biết, tần suất chuyển động là một trong những dấu hiệu thông báo về tình trạng của thai nhi. Nếu bé giảm cử động, điều này có thể cảnh báo trẻ không khỏe hoặc thai kỳ có vấn đề nào đó. Vì vậy, việc để ý đến chuyển động của thai nhi là rất quan trọng và nên được quan tâm nhiều trong tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 28 đến 40).

Hiện nay, bạn không nhất thiết phải đếm các cú đạp của bé và ghi lại chi tiết. Tuy nhiên, quan trọng là bạn nên dành thời gian mỗi ngày để theo dõi các chuyển động của con. Điều này nhằm giúp chị em ghi nhớ thói quen hoạt động của em bé trong bụng mẹ từ ngày này qua ngày khác. Như vậy, nếu có sự thay đổi bất thường nào diễn ra bạn sẽ sớm nhận biết và đi khám kịp thời.

2. Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm?

Nếu muốn theo dõi chuyển động của thai nhi, mẹ cần đảm bảo không gian xung quanh yên tĩnh để tập trung đếm số lần em bé đạp trong một giờ. Theo các chuyên gia, khi thai nhi thức, thường sẽ có khoảng 10 cử động thai trong 20 phút, bé cử động 4-5 lần trong 1 giờ hoặc 6-10 lần trong khoảng 2 giờ được xem là bình thường. Đối với thắc mắc thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Các khuyến cáo cho rằng bạn nên đi khám nếu hơn 4 giờ liên tục không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào của thai nhi. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một biến chứng thai kỳ như đái tháo đường hoặc huyết áp cao.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần biết rằng không có quy định hay tiêu chuẩn nào về số lượng cử động mà thai nhi phải có trong một ngày. Hơn nữa, mỗi em bé sẽ có thói quen chuyển động khác nhau khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, không phải lúc nào bé giảm cử động cũng là “điềm xấu” nên mẹ đừng quá lo lắng.

Thông thường, bạn có thể nhận thấy em bé hoạt động nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày, chẳng hạn như bé sẽ cử động nhiều hơn khi mẹ mới ăn xong, khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, cũng có những thai nhi đều có xu hướng hoạt động nhiều hơn khi mẹ ngủ và sẽ ngủ khi mẹ thức. Ở thai nhi khỏe mạnh, một chu kỳ ngủ của bé có thể kéo dài từ 20 đến 40 phút, sẽ không cử động khi đang ngủ, và thường không bao giờ kéo dài quá 90 phút. Nếu thấy thai không có cử động nào trong 90 phút liên tục cần xem như là có bất thường để đánh giá thêm.

Nhìn chung, mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề “thai không máy bao lâu thì nguy hiểm?” nhưng vẫn cần đặt trong một sự cẩn trọng cần thiết, thời gian đó nên là 90 phút như đã nói. Tự theo dõi cử động thai nên là thói quen hằng ngày của mẹ bầu mặc dù có thể làm tăng lo lắng hay đôi khi tăng sự thăm khám y tế quá mức nhưng vẫn được khuyến cáo như là sự mong muốn an toàn. Một em bé ít cử động hơn so với bình thường không hẳn là không ổn. Bởi dù đang trong bụng mẹ thì trẻ vẫn có thói quen hoạt động riêng biệt và cũng cần có những khoảng thời gian dùng để ngủ. Do đó, điều quan trọng là bạn cần chú ý đến những thói quen chuyển động của con mỗi ngày để sớm phát hiện những thay đổi nếu có, đây chính là ý nghĩa quan trọng của đếm cử động thai. Việc áp dụng các hướng dẫn theo dõi sức khỏe thai tại nhà cũng khác nhau đối với từng thai kỳ, tùy vào mức độ nguy cơ. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc cảm thấy lo lắng về chuyển động của em bé thì bạn nên đi khám để được bác sĩ hỗ trợ chăm sóc nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Feeling your baby move during pregnancy

https://utswmed.org/medblog/fetal-movements/ Truy cập ngày 08/11/2022

Kick Counts

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/23497-kick-counts Truy cập ngày 08/11/2022

Baby movements during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy Truy cập ngày 08/11/2022

Your baby’s movements

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/#:~:text=You%20should%20start%20to%20feel,your%20baby’s%20heartbeat%20and%20movements. Truy cập ngày 08/11/2022

Baby movements in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/baby-fetal-movements Truy cập ngày 08/11/2022

Phiên bản hiện tại

19/09/2023

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 19/09/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo