3. Thai nhi 22 tuần tuổi biết làm gì?
Thai nhi 22 tuần tuổi đạp nhiều hơn là điều hết sức bình thường. Ngoài việc đạp trong bụng mẹ, bé còn biết nấc, lộn nhào, quay người, co duỗi cơ thể… Khi được hỏi thai 22 tuần máy như thế nào, nhiều mẹ sẽ trả lời họ cảm thấy như có một chú cá đang bơi lội, vùng vẫy trong bụng.
Nguyên nhân khiến thai nhi 22 tuần tuổi đạp nhiều có thể là do bé đang cần chuyển động nhiều hơn để tìm cho mình cảm giác thoải mái nhất. Ở giai đoạn này, bé có thể đạp từ 15 – 20 lần mỗi ngày. Bạn hãy chú ý theo dõi số lần đạp của bé, nếu thai nhi 22 tuần đột nhiên đạp quá ít hoặc giảm số lần đạp đi hẳn thì bạn nên đi khám.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 22

1. Mang thai 22 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Vậy là bạn đã rõ thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào. Giai đoạn này, nếu vẫn chưa cảm giác được gì thì mẹ sẽ sớm nhận thấy tử cung của mình đang thực hành cho việc chuyển dạ bằng những cơn co thắt bất thường, không đau được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks.
Mẹ có thể cảm thấy sự co ép trong bụng. Mặc dù vậy, đừng lo lắng bởi nó thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt trở nên dữ dội, đau đớn hoặc thường xuyên hơn, mẹ hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là một dấu hiệu sinh non.
2. Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai 22 tuần
Khi đến giai đoạn mang thai 22 tuần, việc xoay người có thể trở khó khăn hơn vì kích thước cơ thể thay đổi nhiều. Ngoài việc bụng mẹ to ra, tay chân của mẹ cũng sẽ trở nên vô cùng lúng túng và vụng về.
Nguyên nhân của điều này có thể là do việc nới lỏng khớp và dây chằng và sự giữ nước. Cả hai yếu tố này có thể làm cho khả năng nắm bắt đồ vật của mẹ trở nên kém đi. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như sự thiếu tập trung vì mẹ có chứng hay quên khi mang thai và sự thiếu khéo léo do hội chứng ống cổ tay.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 22 tuần

1. Mẹ bầu 22 tuần nên trao đổi gì với bác sĩ?
Khi mẹ mang thai đến tuần thứ 22, trên đồ lót của mẹ thường có các vệt màu hồng hoặc màu đỏ. Nhưng những vệt máu nhỏ và ít trong tháng thứ 6 trở đi là điều bình thường. Nguyên nhân có thể là do cổ tử cung trở nên nhạy cảm khi làm các xét nghiệm bên trong hoặc có thể là do quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, nếu mẹ bị chảy máu nhiều hoặc nếu các đốm máu xảy ra kèm theo cơn đau hoặc cảm giác khó chịu, hãy đi khám để phòng ngừa nguy hại cho thai nhi 22 tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm để xác định xem mẹ có bị gì hay không.
2. Những xét nghiệm nào mẹ bầu 22 tuần cần biết?
Đến tuần thai 22, đi khám thai dần trở thành một thói quen. Mẹ có thể dự liệu bác sĩ sẽ kiểm tra một số hạng mục như:
- Đo cân nặng và huyết áp, mẹ cũng có thể hỏi bác sĩ về cân nặng, kích thước và các chỉ số của thai nhi 22 tuần tuổi
- Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 22 tuần
- Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
- Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
- Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
- Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 22
Ngoài những điều nên và không nên làm khi mang thai, ở giai đoạn này, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Nhiều người cho rằng mẹ không thể ăn mật ong trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế, dù bào tử trong mật ong không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng mẹ lại dễ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn clostridium botulimem. Vì thế, tốt nhất là mẹ nên tránh ăn mật ong nguyên chất chưa được tiệt trùng.
- Mẹ mang thai 22 tuần không nên ăn bất cứ thức ăn gì mà không được tiệt trùng bởi vì nó có thể chứa các sinh vật gây bệnh.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề thai 22 tuần phát triển như thế nào và thai 22 tuần nặng bao nhiêu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!